Xuất khẩu lao động để thoát nghèo

đến nay, việt nam có gần 500 nghìn lao động đang làm việc ở nước ngoài. bình quân mỗi năm, lao động xuất khẩu gửi về nước khoảng 1,6 – 2 tỷ usd. việc tạo thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước đã là quý, nhưng việc khiến cho ngót nửa triệu con người có công ăn việc làm và cùng với đó khiến cho khoảng ngần ấy gia đình sống trong hạnh phúc còn quý hơn gấp nhiều lần. chính vì thế, xuất khẩu lao động luôn luôn là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước trong những năm gần đây.

năm 2008, cả nước đã tạo được 1,28 triệu việc làm mới, trong đó có 85 nghìn lao động ra nước ngoài làm việc. trong hội nghị toàn quốc về việc làm và xuất khẩu lao động vừa tổ chức tại hà nội, xuất khẩu lao động đã được đánh giá là một kênh xoá nghèo nhanh nhất, tạo thêm việc làm có thu nhập cao cho người lao động. chính vì thế, phó thủ tướng thường trực nguyễn sinh hùng đã chỉ đạ mọi chính sách liên quan đến việc làm, kể cả chính sách xuất khẩu lao động, phải luôn luôn gắn với việc xoá đói giảm nghèo, đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo. 

chính phủ đã xây dựng chương trình xuất khẩu lao động cho 61 huyện nghèo nhất với nhiều chính sách hỗ trợ cơ bản. nếu 31 nghìn hộ nghèo ở 61 huyện nghèo nhất nước, mỗi hộ có một người đi xuất khẩu lao động mỗi năm thì 61 huyện nghèo sẽ thoát nghèo rất nhanh.

có thể nói đây là một trong những bước đột phá trong nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước lâu nay. thực tế nhiều địa phương cho thấy nguồn ngoại tệ do những người làm việc ở nước ngoài gửi về xấp xỉ hoặc cao hơn nguồn thu ngân sách của cả tỉnh, như nghệ an 690 tỷ đồng, thanh hoá 650 tỷ đồng, thái bình 638 tỷ đồng… các xã có nhiều lao động xuất khẩu còn được khuyến khích tiền thưởng và bằng khen của các cấp chính quyền địa phương. điều đó chứng tỏ việc xuất khẩu lao động để xoá nghèo ở nông thôn đã thu được kết quả đáng khích lệ.

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang khiến nhiều người lo ngại về thị trường xuất khẩu lao động trong một vài năm tới. tuy nhiên, mục tiêu năm 2009 đưa 90 nghìn lao động ra làm việc ở nước ngoài không phải là không có triển vọng. vấn đề quan trọng là chất lượng lao động của việt nam có được nâng lên hay không để cạnh tranh được chẳng những với lao động bản địa mà ngay cả với lao động xuất khẩu của các nước khác. việc đưa người của các gia đình nghèo đi lao động ở nước ngoài là một chính sách đầy tính nhân văn nhưng những người làm công tác xuất khẩu lao động cho những đối tượng này đòi hỏi cũng phải đầy lòng nhân hậu. đã là nhà nghèo thường ít học. cho dù có thông minh, có sức khoẻ, có cần cù chịu khó thì việc đào tạo các em cũng thêm phần vất vả, không chỉ tốn thêm công sức, tiền bạc mà thời gian đào tạo cũng lâu hơn. chính vì vậy, cái nhìn dài hạn của chương trình này là rất cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *