Cụm cảng nội ô TP.HCM: Cần đẩy nhanh tiến độ di dời!

tt – theo quy hoạch được chính phủ phê duyệt, trước năm 2010 nhà máy đóng tàu ba son (viết tắt nhà máy ba son) cùng các cảng biển như tân cảng, cảng sài gòn sẽ được di dời khỏi nội ô tp.hcm. các vị trí này sẽ xây dựng thành khu trung tâm thương mại, du lịch…

cụm cảng nội ô tp.hcm: cần đẩy nhanh tiến độ di dời!
toàn cảnh khu vực cảng ba son – ảnh: t.t.d

ban chỉ đạo thực hiện công tác di dời các cảng trên sông sài gòn và nhà máy ba son đã yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh di dời khỏi nội ô tp. đồng thời, yêu cầu các đơn vị xúc tiến việc chuyển đổi công năng của khu vực này.

chuyển đổi công năng

khu đất nhà máy ba son có diện tích 23,9ha sẽ được chuyển đổi thành khu trung tâm phức hợp sài gòn – ba son với chức năng là trung tâm tài chính, văn phòng, khách sạn cao cấp, trong đó có khu truyền thống lịch sử như xưởng đóng tàu ba son, nhà lưu niệm bác tôn đức thắng… chiều cao xây dựng công trình tối đa là 230m.

ubnd tp.hcm xác định mô hình xây dựng tại đây là công trình cao tầng tập trung, đồng bộ về tiện ích xã hội và kỹ thuật, phát triển thương mại nhưng phải đảm bảo diện tích đất cho các công viên bờ sông để nối kết với đặc trưng của khu đô thị mới thủ thiêm là nhiều không gian mở công cộng.

giải thích về việc chuyển đổi công năng cảng sài gòn gồm khu vực nhà rồng và khu khánh hội, ông lê công minh – tổng giám đốc cảng sài gòn – cho biết dựa trên ý tưởng thiết kế quy hoạch của công ty nikken sekkei (nhật), cả hai khu vực này được chuyển đổi thành năm phân khu gồm: khu di tích lịch sử bến nhà rồng – nơi bác hồ ra đi tìm đường cứu nước, khu phức hợp 1 và khu phức hợp 2 là hai khu trung tâm thương mại, nhà hàng – khách sạn cao cấp và du lịch; khu dân cư bờ sông và khu cảng hành khách. trong đó xây dựng ba quảng trường, công viên cây xanh và phố đi bộ.

tương tự, công ty cổ phần cảng rau quả tp (q.7) – thuộc diện di dời – đã đề nghị các cơ quan thẩm quyền cho chuyển đổi công năng một phần cảng rau quả. theo đó, tại vị trí cảng xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, khu thương mại, nhà hàng kết hợp với du lịch sông nước để tận dụng cơ sở vật chất hiện có.

trên bến, dưới thuyền

theo ông lê công minh, toàn bộ cầu cảng ở nhà rồng và khánh hội sau khi chuyển đổi công năng sẽ tiếp tục được sử dụng thành cảng hành khách du lịch trên sông và cho tàu chở khách từ tp đi đường sông các tỉnh. ngoài ra, dự kiến sẽ xây dựng cảng hành khách tàu biển đặt tại cuối khu vực nhà rồng – khánh hội, giáp q.7.

tuy nhiên để đảm bảo cho tàu khách quốc tế – phần lớn có chiều dài gần 200m – ra vào cảng, buộc phải xây dựng cầu thủ thiêm 4 có tĩnh không cao 45m để bảo đảm an toàn. do đó, cảng sài gòn đã kiến nghị bộ giao thông vận tải và ubnd tp cần lưu ý xem xét khi có kế hoạch xây dựng cầu tại đây.

theo quy hoạch, khu đất nhà máy ba son sẽ có tuyến metro bến thành – suối tiên dài 19,7km đi qua, trong đó ga số 1 được đặt trước chợ bến thành, ga số 3 (ga trung chuyển hành khách) đặt tại khu vực nhà máy ba son. tuyến metro sau khi đi ngầm từ ga số 1 đến ga số 3 bắt đầu đi trên cao.

như vậy, toàn bộ khu vực nhà máy ba son đến cảng sài gòn nằm dọc bờ sông sài gòn, hướng từ đường nguyễn hữu cảnh – tôn đức thắng – nguyễn tất thành được gắn kết bởi các bến tàu chở khách du lịch trên sông, trên biển và metro. nếu các cơ quan chức năng nghiên cứu và quy hoạch phố đi bộ dọc tuyến đường ven sông sài gòn giữa hai khu vực nhà máy ba son nối công viên bạch đằng với cảng sài gòn thì đây sẽ là phố đi bộ dài và đẹp nhất tp.hcm.

chậm so với kế hoạch

theo công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển (portcoast), từ năm 2002 các cơ quan thẩm quyền đã chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan phối hợp với tp.hcm xây dựng phương án, kế hoạch di dời hệ thống cảng biển ra khỏi khu vực nội ô một cách hợp lý, có tiến độ phù hợp để quá trình di dời không gây ách tắc và lãng phí cũng như hạn chế được ảnh hưởng xấu đối với sản xuất, kinh doanh, an ninh quốc phòng. các cơ quan thẩm quyền yêu cầu việc di dời phải được thực hiện trước năm 2010 đối với khu tân cảng, nhà máy đóng tàu ba son, cảng sài gòn (gồm khu bến nhà rồng, khánh hội), cảng tân thuận đông và cảng rau quả.

thế nhưng hiện nay mới có tân cảng đã thực hiện xong việc di dời về cát lái (q.2), đến cuối tháng 11-2008 nhà máy ba son mới hoàn tất công tác đền bù giải tỏa hơn 90ha đất tại khu rạch bàn thạch (phú mỹ, tỉnh bà rịa – vũng tàu) để di dời đến đây.

trong khi đó, cảng sài gòn đã được giao 100ha đất tại khu hiệp phước (nhà bè) để đầu tư xây dựng cảng mới, nhưng dự kiến đến tháng 2-2009 mới khởi công xây dựng giai đoạn 1 có diện tích 54,66ha. theo portcoast, tiến độ di dời cảng sài gòn chậm so với kế hoạch vì đến hết năm 2011 khu nhà rồng – khánh hội mới ngưng khai thác hàng hóa để chuyển đổi công năng.

theo lãnh đạo nhà máy ba son, để đẩy nhanh tiến độ di dời và bảo đảm cho đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ, ubnd tp cần sớm thông qua quy hoạch khu đất ba son để bộ quốc phòng có thể triển khai các phương án xử lý đất tại nhà máy hiện hữu nhằm tạo vốn thực hiện dự án. đồng thời, cơ quan thẩm quyền cũng cần cho phép áp dụng phương án tạo vốn thực hiện dự án như chuyển nhượng, cho thuê, liên doanh, liên kết… nhà máy ba son cho biết trong năm 2009-2010 sẽ tập trung san lấp mặt bằng xây dựng cầu cảng và sẽ thực hiện một phần sửa chữa tàu tại vị trí mới.

ông lê công minh cho biết việc di dời cảng sài gòn cần số vốn đầu tư cho hai giai đoạn của dự án chuyển về hiệp phước (nhà bè) là 6.700 tỉ đồng. để giải quyết khó khăn về vốn, cảng đề nghị bộ giao thông vận tải báo cáo thủ tướng có cơ chế chỉ định ngân hàng thương mại nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi. mặt khác, cảng sẽ dùng nguồn vốn từ việc chuyển mục đích sử dụng đất khu vực nhà rồng và khánh hội để hoàn trả khoản vay này.

đồng tình với ý kiến này, cục hàng hải kiến nghị bộ tài chính sớm ban hành cơ chế chính sách tài chính hỗ trợ chuyển đổi công năng, tạo nguồn vốn thực hiện các dự án di dời các cảng trên sông sài gòn và nhà máy ba son.

ngọc ẩn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *