Đà Lạt – Lịch sử 115 năm hình thành và phát triển

thành phố ngàn hoa, thành phố tình yêu, thành phố ngàn thông xanh, thành phố biệt thự… là rất nhiều tên gọi dành riêng cho đà lạt. những tên gọi mang đặc trưng đà lạt đã đi vào tâm trí của du khách khắp năm châu trong suốt hơn 1 thế kỷ qua. và đó cũng chính là tiềm năng của thành phố cao nguyên này.

lịch sử hình thành

nguồn gốc tên đà lạt là: theo từ điển việt-kơ ho (sở văn hoá-thông tin tỉnh lâm đồng xuất bản năm 1983) thì: đà là quốc gia, hoặc là nước. lạt là người lát (một nhóm của dân tộc kơ-ho cư trú tại lâm đồng). như vậy, có thể từ “đà lát” có nghĩa là quốc gia của người lát. người pháp gọi là dalat và ngày nay là đà lạt.

ngày 21-6-1893, một người pháp (gốc thụy sĩ), bác sĩ alexandre emile yersin-là một nhà khoa học thuần tuý, lần đầu tiên đặt chân lên cao nguyên lang biang, đã phát hiện được vùng đất huyền diệu này.

sau khi tìm ra đà lạt, người pháp chủ trương xây dựng nơi đây trở thành một “vương quốc” du lịch và nghỉ dưỡng ở đông dương và cả khu vực đông nam á.

tháng 10-1897, căn cứ vào tờ trình và phân tích của yersin đề nghị chọn lang biang để xây dựng thành nơi du lịch, nghỉ dưỡng (thay cho ba vì và vũng tàu), toàn quyền đông dương paul doumer đã cử phái đoàn lên cao nguyên để tìm con đường ngắn nhất đến vùng đất này.

năm 1898, một trạm nông nghiệp và khí tượng đầu tiên được đặt trên đất dakia.

tháng 3-1899, bác sĩ yersin và toàn quyền paul doumer lên cao nguyên lang biang và quyết định chọn đà lạt làm nơi nghỉ dưỡng, và công cuộc xây dựng thành phố đà lạt bắt đầu từ đó.

tháng 5-1899, tiến hành thi công đường bộ lên cao nguyên lang biang dài 120 km từ cửa nại (phan rang).

ngày 1-11-1899, toàn quyền đông dương paul doumer chính thức ký văn bản thành lập tỉnh đồng nai thượng, tỉnh lỵ đặt tại di linh và 2 trạm chính là tánh linh và cao nguyên lang biang.

từ năm 1899-1900, odehéra garnier và bernard đã tập trung nghiên cứu việc làm một con đường từ sài gòn lên đà lạt dài hơn 300 km.

năm 1902, các dự án xây dựng đà lạt bị đình trệ (paul doumer về pháp, paul bean lên thay).

năm 1914, toàn quyền albert sarraut ban hành nghị định trích ngân sách để đầu tư xây dựng đà lạt.

tháng 6-1916, toàn quyền rome ký nghị định thành lập thị tứ đà lạt.

ngày 20-4-1920, hội đồng nhiếp chính vua duy tân công bố dụ thành lập khu tự trị lang biang (sau này được nâng thành thị xã loại 2).

năm 1921, kiến trúc sư ernest hébrard thiết lập đồ án quy hoạch thành phố đà lạt, và được phê duyệt vào tháng 8-1923. tư tưởng chủ đạo của đồ án là hình thành chuỗi hồ nhân tạo trên dòng suối cam ly.

ngày 26-7-1923, nghị định về tổ chức lại thị xã đà lạt.

năm 1923, thành phố đà lạt được xây dựng theo đề án xây dựng của kiến trúc sư hébrard.

trong năm 1923, kiến trúc sư pineau trình bày công trình nghiên cứu chỉnh trang và mở rộng đà lạt một cách thực tiễn hơn. đặc điểm của đề án này là tạo khoảng trống bất kiến tạo theo góc nhìn về đỉnh núi lang biang.

như vậy, chỉ trong vòng 30 năm (1893-1923), kể từ ngày bác sĩ yersin khám phá ra cao nguyên lang biang và đề nghị xây dựng đà lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng, đà lạt đã có nhiều thay đổi: từ chỗ một vùng đất hoang sơ nơi cư trú của một số dân tộc thiểu số, trở thành một nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng có tên trên bản đồ du lịch thế giới.

năm 1940, kiến trúc sư mondet nghiên cứu lập đồ án quy hoạch, chỉnh trang thành phố đà lạt về với quan niệm của hébrard.

năm 1942, người pháp lại chủ trương mở rộng thành phố. một bản phúc trình của viên đốc lý-công sứ residend, gởi viên toàn quyền đông dương viết: “khí hậu, vẻ đẹp phong cảnh đà lạt, những khả năng mở rộng tạo thành một nơi có xu thế khiến không nơi nào sánh nổi. đà lạt phải trở thành một điểm nghỉ mát trên miền núi lớn lao của viễn đông”.

ngày 8-12-1942, kiến trúc sư lagisquet, trưởng phòng kiến trúc và quy hoạch đô thị dựa theo ý kiến của kiến trúc sư pineau và mondet để thiết lập và mở rộng thành phố đà lạt. phương châm thiết kế lúc bấy giờ là: đà lạt trở thành một thành phố-vườn, tạo cảnh quan về hướng núi lang biang bằng các khoảng trống bất kiến tạo, như các khu sân bay, đồi cù, công viên, khu du lịch. đồ án này được phê duyệt tại hà nội ngày 27-4-1943, thời toàn quyền jean decoux. những năm 50 của thế kỷ xx, đà lạt được mệnh danh là “thành phố paris thu nhỏ” ở đông dương.

tốc độ xây dựng biệt thự ở đà lạt mạnh nhất là vào những năm 1940-1945. năm 1945, cả thành phố đà lạt có tổng số hơn 1.000 biệt thự, gồm 25.500 dân, trong đó người nước ngoài chiếm 23%. năm 1993, đà lạt có 2.235 biệt thự, hiện nay có khoảng 2.500 ngôi biệt thự lớn nhỏ, có những biệt thự có giá trị rất lớn về mặt nghệ thuật, kiến trúc như dinh bảo đại, dinh toàn quyền đông dương…

đà lạt không chỉ là nơi được chọn đặt trụ sở toàn quyền đông dương (1942-1945), trụ sở bảo đại (1942-1945), trụ sở tòa công sứ tỉnh lâm viên, nha địa dư quốc gia mà còn phát triển thêm các cơ sở nghiên cứu, đào tạo như viện nguyên tử, viện đại học. dưới chế độ ngụy quyền sài gòn, đà lạt trực thuộc chính quyền trung ương.

ngày 3 tháng 4 năm 1975, đà lạt được giải phóng.

ngày 18-9-1976, hội đồng chính phủ ban hành nghị định số 164-cp về việc thành lập và xác định vị trí của một số đơn vị hành chính thuộc các tỉnh, thành phố vùng mới giải phóng. theo đó, thành lập thành phố đà lạt trực thuộc tỉnh lâm đồng. từ đây, công cuộc xây dựng và cải tạo thành phố đà lạt có sự thay đổi về quy mô, quan điểm và phương pháp thiết kế…

ngày 27-10-1994, thủ tướng chính phủ ký quyết định số 620/ttg phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố đà lạt và vùng phụ cận đến năm 2010 và xác định: đà lạt là trung tâm du lịch-nghỉ dưỡng của vùng, cả nước và quốc tế; tỉnh lỵ của tỉnh lâm đồng; trung tâm văn hóa, dịch vụ, đầu mối giao lưu kinh tế của tỉnh và là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học của cả nước.

ngày 24-7-1999, thủ tướng chính phủ ký quyết định số 158/1999/qđ-ttg công nhận thành phố đà lạt tỉnh lâm đồng là đô thị loại ii.

ngày 27-5-2002, thủ tướng chính phủ ký quyết định số 409/2002/qđ-ttg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đà lạt và vùng phụ cận đến năm 2020. theo đó, phạm vi điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đà lạt và vùng phụ cận bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố (gồm 12 phường và 3 xã) và vùng phụ cận (gồm các huyện lạc dương, đức trọng, đơn dương, lâm đồng) có tổng diện tích 96.914 ha, trong đó thành phố đà lạt có 39.104 ha và vùng phụ cận có 57.810 ha. quy mô dân số toàn thành phố đà lạt và vùng phụ cận đến năm 2020 là 432.700 người, trong đó nội thành là 201.000 người, ngoại thành là 27.000 người; vùng phụ cận là 154.700 người. quy mô xây dựng đất đô thị đến năm 2005 khoảng 16.744,4 ha, với chỉ tiêu 1.046,5 m2/người, trong đó đất dân dụng 1.280,5 ha với chỉ tiêu 80 m2/người.

độc đáo thành phố cao nguyên

thành phố đà lạt là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật của tỉnh lâm đồng; là thành phố du lịch, nghỉ dưỡng của cả nước. thành phố có 12 phường, 3 xã, diện tích 391,04 km2, dân số 188.467 người (năm 2004).

thành phố đà lạt nằm trên cao nguyên lâm viên, phía tây nam dãy trường sơn, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, bên phải dãy núi langbiang cao 2.163 m, cách bờ biển theo đường chim bay khoảng 90 km, cách thành phố hồ chí minh 310 km, nha trang 220 km, phan thiết 170 km và cách hà nội 1.495 km. nhiều người trong và ngoài nước khi đến đà lạt, cảm nhận về đà lạt, đã gọi đà lạt là thành phố của ngàn thông, thành phố ngàn hoa, thành phố biệt thự, xứ sở của sương mù, xứ hoa anh đào…

thời tiết ở đà lạt có 4 mùa trong một ngày: buổi sáng sớm là thời tiết của mùa xuân, buổi trưa là mùa hạ, buổi chiều là mùa thu, và đêm là mùa đông. nhiệt độ trung bình cả năm là 17-19 độ c.
ở độ cao trung bình 1.500 m so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm và do đặc điểm cấu tạo địa chất, địa hình, thủy văn, với hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng đã tạo nên đà lạt với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có những cảnh quan vẫn giữ được vẻ nguyên sơ và có kiến trúc cảnh quan được bàn tay con người tạo dựng đạt tới trình độ nghệ thuật hài hòa, có độ thẩm mỹ cao.

– đà lạt có hơn 10 hồ lớn nhỏ: suối vàng, xuân hương, sương mai (tên cũ là than thở), đa thiện, chiến thắng, con rồng, dankia-suối vàng, tuyền lâm…

hồ xuân hương là hồ nước nhân tạo nằm ở trung tâm thành phố, được xây dựng năm 1919.

hồ đa thiện có thung lũng tình yêu, diện tích mặt hồ 12 ha, cảnh quan rất quyến rũ gắn với những huyền thoại tình yêu lãng mạn. xung quanh hồ có rất nhiều núi và rừng cây nên thơ.

hồ đankia-suối vàng, cách trung tâm thành phố 19 km, đây là hệ thống hồ lớn nằm giữa rừng thông, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.

hồ tuyền lâm cách trung tâm thành phố 5 km, diện tích 320 ha, ven hồ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như thiền viện trúc lâm, khu săn bắn của bản làng dân tộc.

– đà lạt có những thác nước hùng vĩ đổ bọt trắng xoá quanh năm như: cam ly, pren, đatanla, hang cọp, uyên ương, ankoet, gu-ga, thác voi…

thác prenn cách đà lạt 10km, cao 27m, rộng 15-25m, cạnh thác có công viên hoa và cây cảnh.

thác cam ly, suối cam ly bắt nguồn từ phía đông thành phố đà lạt chảy qua hồ than thở đến hồ xuân hương, sau đó đổ về thác cam ly

thác đatania cao 32m, cách thành phố 5km ngay bên đường quốc lộ 12.

– đà lạt còn nhiều các danh thắng khác như: đồi cù, thung lũng tình yêu, công viên hoa…

núi bà, tên thứ hai là lang biang, có độ cao 2.163m, nằm trong khu du lịch lang biang, cách trung tâm đà lạt 12km.

– đà lạt còn là thành phố của hoa. thành phố có 70ha đất trồng hoa, với nhiều vườn hoa lớn như: minh tâm và bích câu… hoa đà lạt có nhiều loại, riêng hoa hồng có 70 loại, hoa cẩm chướng có 37 loại, hoa lan cũng rất nhiều: địa lan, phong lan, ngọc lan, hoàng lan, lan chiếu thuỷ, lan tây, lan phi điệp… với những tiềm năng và thế mạnh đó, năm 2000, tỉnh lâm đồng đã tổ chức sự kiện du lịch với chủ đề: “đà lạt – thành phố hoa – điểm hẹn năm 2000”.

thành phố đà lạt còn là xứ sở của các loại cây trái. cây trái đà lạt có rất nhiều chủng loại, như hồng, đào, mơ, mận, chôm chôm, bơ, sầu riêng, lê, táo…

đà lạt cũng là quê hương của thông, toàn thành phố có hơn 27.000 ha rừng thông, là một tài nguyên quý cần được bảo vệ. riêng thông đỏ, theo các nhà khoa học, cả thế giới có chừng 10 loài thì việt nam đã có 2 loài. đến tháng 4-1997, đà lạt có 3 khu vực có thông đỏ, tuy số lượng còn ít.

với những gì thiên nhiên ban tặng, thành phố đà lạt trở thành một trong những nơi nghỉ mát kỳ thú vào bậc nhất ở nước ta. là nơi tập hợp đầy đủ nhất về các điều kiện để đà lạt trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *