Bàn các biện pháp cải tạo, khắc phục ô nhiễm và khôi phục cảnh quan môi trường lưu vực sông

phát biểu tại hội thảo quốc tế bàn về các biện pháp cải tạo, khắc phục ô nhiễm và khôi phục cảnh quan môi trường lưu vực sông do tổng cục môi trường (bộ tài nguyên và môi trường) tổ chức ngày 23/12 tại hà nội, ông lương duy hanh- cục kiểm soát ô nhiễm môi trường cho biết: biện pháp trước mắt là cần xử lý ngay nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, làng nghề và sinh hoạt tại hà nội, hà nam, nam định… cũng như kiểm soát chặt chẽ các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng như sông tô lịch và các sông hồ trong nội thành thành phố hà nội, đoạn sông nhuệ từ thành phố hà đông đến thị xã phủ lý.

hội thảo đã thu hút đông đảo các chuyên gia môi trường, các nhà quản lý trong nước và các nước: trung quốc, nhật bản, hàn quốc để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý, xử lý ô nhiễm và biện pháp khôi phục cảnh quan môi trường. hiện nay, chất lượng nước lưu vực sông nhuệ đã bị ô nhiễm, thể hiện qua các chỉ tiêu bod5, cod, nh4, coliform và dầu mỡ tại một số khu vực. chất lượng nước lưu vực sông đáy và các sông khác bị ô nhiễm nhẹ hơn nhưng có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. riêng cầu mai lĩnh có hiện tượng ô nhiễm tại tất cả các thời điểm quan trắc. đối với các con sông nội thành hà nội thì ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là tại cầu sét, cầu mới, tựu việt… nguyên nhân gây ra ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, làng nghề, chất thải rắn gây ra.

giáo sư trương chí quý, trường đại học khoa học và công nghệ tây nam (trung quốc) đã giới thiệu kinh nghiệm cải tạo sông phủ nam, thành đô (trung quốc) dựa trên căn cứ yêu cầu quy hoạch tổng thể về phát triển của thành phố, nhấn mạnh cải tạo tổng hợp, lấy cải tạo nước sông làm hạt nhân. lấy xây dựng thành phố sinh thái làm phương hướng, cải thiện sinh thái của dòng sông và hai bên bờ sông, nhất là đào sâu truyền thống văn hoá hai bên bờ sông, làm nổi bật đặc sắc của địa phương.

theo tổ chức hợp tác quốc tế nhật bản (jica), muốn quản lý được lưu vực sông cần phải xây dựng luật kiểm soát ô nhiễm, khuyến khích các biện pháp chủ động trên nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm nước, tiêu chuẩn xả thải thống nhất với mọi loại hình công nghiệp trên quy mô toàn quốc, quy định về tiêu chuẩn xả thải chặt chẽ hơn của chính quyền địa phương. đối với việt nam cần phải hạn chế cấp phép đầu tư các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: chế biến tinh bột sắn, sản xuất hoá chất cơ bản, nhuộm, thuộc da và sản xuất bột giấy tại lưu vực sông nhuệ- đáy./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *