Hạn chế xe gắn máy tại TP. Hồ Chí Minh: Đã đến lúc không thể chần chừ!

phát triển vận tải hành khách công cộng (hkcc) và giảm dần xe cá nhân, chủ yếu là xe gắn máy được xác định là 2 giải pháp song song, cần được thực hiện đồng bộ nhằm góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng như hiện nay tại tp. hồ chí minh. sự đồng thuận từ các nhà khoa học và nhà quản lý ngành giao thông vận tải (gtvt) qua hội thảo “đẩy nhanh phát triển vận tải hkcc và giảm dần xe cá nhân”, ngày 24/12, đã cho thấy đã đến lúc không thể chần chừ việc phải quyết liệt hạn chế xe gắn máy trong đô thị.

* thiệt hại mỗi năm 14.307 tỉ đồng từ xe gắn máy

theo tiến sĩ phạm xuân mai – đại học bách khoa tp. hồ chí minh, mỗi năm tp. hồ chí minh chịu tổng thiệt hại kinh tế do sự phụ thuộc xe gắn máy là 14.307 tỉ đồng (khoảng 0,9 tỉ usd), so với các thành phố trong khu vực 10 năm trước cũng chịu tình cảnh tương tự như bangkok (2,3 tỉ usd) và seoul (10 tỉ usd). trong đó thiệt hại do ùn tắc giao thông đã là 7.450 tỉ đồng, lãng phí tiêu hao nhiên liệu hết 3.472 tỉ đồng, đầu tư bất hợp lý (xe gắn máy) 1.200 tỉ đồng… đáng ngại hơn là mức độ gây ô nhiễm môi trường của người đi xe gắn máy cao gấp 39,3 lần người đi xe buýt, đồng thời tai nạn giao thông do xe gắn máy cũng chiếm tới 65% số vụ, 65,9% số người chết và 72,4% số người bị thương…

tp. hồ chí minh hiện có trên 4 triệu xe các loại, trong đó gần 3,7 triệu xe mô tô – gắn máy và gần 370 nghìn ô tô cá nhân. chính sự gia tăng quá nhanh xe cá nhân đã dẫn đến nghịch lý “đường sá ngày càng được mở rộng nhiều hơn trước nhưng ùn tắc lại nghiêm trọng hơn”, như nhận định của tiến sĩ nguyễn thị bích hằng – đại học gtvt (cơ sở 2). việc mở rộng đường chỉ là giải pháp mang tính chống đỡ tạm thời trước tình trạng gia tăng xe máy, trong khi thành phố cũng như các bộ ngành chưa có giải pháp khả thi, chưa quan tâm đúng mức và chưa quyết liệt trong giải quyết. “đã đến lúc thành phố cần phải quan tâm hơn nữa đến việc phát triển vận tải hkcc đi cùng với hạn chế xe gắn máy. nếu không làm quyết liệt ngay từ bây giờ e rằng tình trạng sẽ còn xấu hơn, bi đát hơn”, ông đỗ tiến lực – chủ tịch hđqt tổng công ty cơ khí gtvt sài gòn nói đầy vẻ âu lo .

* cần sự đồng thuận từ người dân

các ý kiến tại hội thảo đều đồng thuận với đề nghị: thành phố phải hạn chế ngay xe cá nhân, xe gắn máy. “người dân đã quá quen thuộc với xe gắn máy. xe gắn máy đã đáp ứng tốt nhu cầu giao thông đi lại trong một thời gian dài vừa qua, nhưng trong giai đoạn phát triển như hiện nay và về lâu dài xe gắn máy là không phù hợp nữa” – ông nguyễn văn hùng, phó giám đốc đại học gtvt nhận xét. còn theo giáo sư lê quả – nguyên giám đốc trung tâm nghiên cứu phát triển gtvt, “chúng ta đã quá dễ dãi với xe gắn máy. cấm thì không, nhưng hạn chế là phải làm, tại sao hạn chế thì quá rõ”.

tiến sĩ phạm xuân mai đề ra một số biện pháp như: nhà nước có chính sách không nhập khẩu xe gắn máy (trừ các loại xe đặc chủng như công an, quân đội hoặc thể thao), không khuyến khích hoặc không phát triển công nghiệp xe gắn máy; tăng giá bán xăng tại các cây xăng và tăng thuế xăng ở tp. hồ chí minh, thu thuế ô nhiễm môi trường; không xây dựng mới các bãi giữ xe ở các khu vực trung tâm thành phố, hạn chế sử dụng xe gắn máy ở các khu trung tâm… ông dẫn ra những ví dụ điển hình trên thế giới như trung quốc, hàn quốc, philippines, thái lan, hong kong (trung quốc)… đã áp dụng những biện pháp trên khi xe gắn máy bị xác định gây trên 50% số tai nạn giao thông, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các nước này. giáo sư lê quả cũng đề nghị cần phải giám sát nghiêm ngặt việc cấp bằng lái xe gắn máy, thu thuế và lệ phí xe gắn máy, cấm hoặc phạt đối với xe kém chất lượng…

cùng với các biện pháp “gây khó” nhằm làm “nản lòng” người sử dụng xe gắn máy, các ý kiến cũng nhấn mạnh cần vận động, tuyên truyền sâu rộng và mạnh mẽ hơn nữa trong nhân dân về hậu quả của bùng nổ xe gắn máy, nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của thành phố và đời sống thế hệ sau. “chúng ta chưa thật sự có cuộc vận động lớn trong nhân dân về chủ trương giảm xe gắn máy. cần phải để mỗi người dân thấy được trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội” – giáo sư lê quả nhấn mạnh; trong khi tiến sĩ phạm xuân mai đề nghị thành phố cần học tập từ các nước thăm dò ý kiến người dân, tạo sự đồng thuận từ các phía trong việc thu thuế xe gắn máy. “nhưng phải làm quyết liệt vì mục tiêu chung, không thể chần chờ được nữa” – ông đỗ tiến lực đề nghị.

* và cam kết từ thành phố

trong khi kêu gọi người dân cộng đồng trách nhiệm trong việc giảm dần xe gắn máy, thành phố cũng phải có các cam kết cụ thể đầu tư phát triển vận tải hkcc để người dân có phương tiện đi lại thay cho xe cá nhân. hiện tại vận tải hkcc chỉ mới đáp ứng 7% nhu cầu đi lại của người dân thành phố, và mục tiêu đến năm 2010 là 10% – 12%, nhưng nếu ngay từ bây giờ thành phố tập trung làm thật mạnh sẽ có thể đuổi kịp về giao thông công cộng của singapore trong 20 năm, đuổi kịp thái lan và indonesia trong 10 năm – tiến sĩ phạm xuân mai khẳng định.

củng cố, phát triển hệ thống vận tải hkcc, trước mắt là xe buýt phải đi kèm với việc cải thiện chất lượng phục vụ, về mạng lưới, ga trạm, cự ly bến trạm, lịch trình chạy, giờ chạy, giá vé, lẫn thái độ của nhân viên phục vụ xe buýt. đồng thời, số tiền phụ trội thu được từ việc tăng giá xăng, tăng thuế xăng, thuế xe gắn máy, thuế ô nhiễm môi trường, tăng giá giữ xe… phải được đưa vào đầu tư cho giao thông công cộng, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho xe buýt. theo tính toán của ông lê trung tính, trưởng phòng quản lý vận tải công nghiệp – sở gtvt, với giải pháp thu “phí môi trường”, mỗi năm thành phố sẽ thu được trên 1.000 tỉ đồng, nếu trừ các phần thất thu vẫn có thể thu 700 – 800 tỉ đồng để trang trải cho chi phí trợ giá xe buýt mà ngân sách thành phố hiện đang gánh (năm 2008 là 640 tỉ đồng). mặc khác trong việc vận động đi lại bằng giao thông công cộng, cán bộ viên chức, nhân viên nhà nước phải là đối tượng gương mẫu đi đầu.

bên cạnh đó, ngay từ bây giờ thành phố phải rút được bài học từ xe gắn máy để tránh lặp lại việc bùng nổ xe cá nhân 4 bánh sẽ xảy ra trong khoảng từ 2015 – 2020. nhà nước phải có ngay các chính sách về xe cá nhân 4 bánh ở tp. hồ chí minh và các đô thị lớn nếu không sẽ không thể kiểm soát nổi trong tương lai tình trạng ùn tắc giao thông, mà hơn ai hết người phải gánh chịu ảnh hưởng là người dân tại các thành phố này./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *