Thị trường XKLĐ cuối năm: Mất việc, mất thị trường

một loạt các thị trường nhập khẩu nhiều lao động (lđ) việt nam như: hàn quốc, đài loan, malaysia, trung đông và đông âu đều giảm nhu cầu tuyển dụng lđ nước ngoài do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. một số thị trường lại có lệnh ngừng cấp visa cho lđ việt nam… tất cả đã ảnh hưởng đến cơ hội việc làm trước mắt và trong năm tới của hàng trăm nghìn lđ…

có lẽ những lđ đang làm việc tại thị trường đài loan cảm nhận sớm nhất những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khi khá nhiều dn đài loan đã phải gặp khó khăn. hàng loạt lđ đang làm việc trong các dn gia công điện tử, lắp ráp linh kiện, dệt may của đài loan bị mất việc làm hoặc phải làm việc cầm chừng. theo thống kê của các dn xklđ nước ta thì có tới 50% trong số  81.000 lđ việt nam đang làm việc tại đây có nguy cơ mất việc làm hoặc không có điều kiện làm thêm giờ.

đối với thị trường malaysia và trung đông thì những lđ làm việc trong lĩnh vực xây dựng cũng bắt đầu thiếu hoặc không có việc làm do các dự án xây dựng ở những nước này bị đình trệ vì nhà đầu tư thiếu vốn. nếu tình trạng này kéo dài, hàng nghìn lđ sẽ phải về nước trước hạn.

ngay như thị trường lương cao, điều kiện làm việc tốt như hàn quốc, nhật bản, khá nhiều lđ đã hoàn thành các kỳ thi sát hạch về nghề, ngoại ngữ vẫn chưa đi được do các nhà tuyển dụng nước này gặp khó khăn nên giảm nhu cầu tuyển dụng.

bên cạnh nguyên nhân khách quan bất khả kháng trên, thì một số thị trường khác cũng tuyên bố “đóng cửa” đối với lđ việt nam vì nhiều lý do chủ quan khác. cụ thể, mới đây chính phủ qatar vừa chính thức thông báo ngừng gia hạn visa cho lđ việt nam đang làm việc ở nước này mà theo nhận định của cục quản lý lđ ngoài nước là do lđ việt nam đã ảnh hưởng đến trật tự xã hội nước sở tại như: đánh nhau, đình công, cho vay nặng lãi, đánh bạc, trộm cắp, trấn lột, nấu rượu lậu… như vậy ước tính sẽ có khoảng 50% trong số 5.000 lđ việt nam đang làm việc tại thị trường này sẽ phải về nước trước hạn do lệnh ngừng gia hạn visa (theo quy định của qatar, thời hạn làm việc của lđ nước ngoài ở nước này là 2 năm, và gia hạn mỗi năm là 1 năm nhưng tối đa không quá 5 năm).

còn thị trường séc vừa mới được khai thông sau lệnh ngừng cấp vi sa hồi đầu năm nay lại tiếp tục “tạm dừng” vì nhiều lý do. điều này đã khiến khoảng 3.000 lđ bị “mắc kẹt” khi khoản tiền hàng chục nghìn đô chi phí môi giới, thủ tục mà người lao động (nlđ) đã bỏ ra nhưng không có cơ hoàn lại.

thực tế này không chỉ khiến nlđ có nguy cơ mất việc làm mà còn phải đối mặt với tình trạng nợ nần, khiếu kiện. bởi, đối với những lđ đã gần hết hợp đồng thì họ vẫn có thời gian làm việc kiếm đủ tiền hoàn vốn và có phần tích luỹ. còn đối với những lđ mới đi được khoảng 1 năm hoặc đang chờ đi thì nguy cơ đối mặt với khoản nợ nần nơi quê nhà do chi phí trước khi đi quá lớn là không tránh khỏi. ngay đến thị trường nhật bản hay hàn quốc, dù mức thu nhập của nlđ khoảng 1.000 usd/ tháng nhưng so với tỷ giá đồng yên và won so với đồng usd thì thu nhập thực chất của nlđ giảm chỉ còn khoảng 500 usd.

trước tình hình này, cục quản lý lđ ngoài nước đã có chỉ đạo các dn xklđ cần tăng cường rà soát lại các đơn hàng; tìm hiểu kỹ tình hình dn, nhà máy ở nước ngoài trước khi đưa lđ sang làm việc, chỉ lựa chọn và đưa lđ sang những nhà máy, dn không bị ảnh hưởng, có khả năng bố trí việc làm đầy đủ cho nlđ. đồng thời xiết chặt công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn đưa đi nhằm hạn chế tối đa những rủi ro do nguyên nhân chủ quan gây ra (như lỗi của nlđ hay dn xklđ). còn về phía nlđ, cục cũng khuyến cáo nên cân nhắc trước khi quyết định đi làm việc ở nước ngoài trong thời điểm này khi tình hình khó khăn của nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.

tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia xklđ, chưa phải là hết hy vọng khi việc cắt giảm lđ chủ yếu tập trung vào số lđ phổ thông không có tay nghề. còn đối lđ có tay nghề thì các dn vẫn có nhu cầu sử dụng cao. bằng chứng là các dn xklđ của ta vẫn được các đối tác ký hợp đồng với đơn tuyển lđ, nhưng ta lại không có khả năng đáp ứng do thiếu nguồn lđ có chất lượng. bên cạnh đó, để tránh rủi ro, các dn cần chú ý tìm hiểu và nắm chắc tình hình của từng thị trường và từng ngành nghề. cụ thể, đối với các thị trường thời điểm này chỉ nên đưa những lđ làm việc trong các nhà máy công xưởng  với các ngành nghề như cơ khí, hàn, điện… với mức lương và điều kiện đãi ngộ đảm bảo. còn đối với lĩnh vực xây dựng, dệt may, nông nghiệp thì không nên đưa lđ đi làm việc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *