năm 2008, cty đầu tư & xây dựng đã lập kỳ tích khi chia cổ tức cho cổ đông lên tới 300%. đây là một trong không nhiều đơn vị đứng vị trí hàng đầu ở khu vực phía bắc, đặc biệt hà nội, tạo dựng được những kết quả ấn tượng trong lĩnh vực sxkd, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư bđs. báo xây dựng đã có cuộc trao đổi với ths phạm xuân đức, chủ tịch hđqt kiêm tgđ cty về thị trường bđs việt nam.
ông đánh giá như thế nào về tình hình thị trường bđs năm 2009?
– bản thân tôi luôn nghĩ và coi bđs là một loại hàng hoá đặc biệt và thị trường bđs có thể coi như cái chợ. mà đã là hàng hoá, là chợ thì giá cả có thể lên, có thể xuống, đây cũng là điều bình thường. sự tăng giảm này thường theo một chu kỳ nhất định và khả năng ngày càng thu hẹp lại. vì đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng hữu hạn. mặt khác, tốc độ đô thị hoá ở các tp lớn đang gia tăng chóng mặt, do vậy nhu cầu giãn dân đặc biệt của các đô thị lớn là rất cấp bách nhằm giảm tải cho hạ tầng kỹ thuật đô thị. như vậy, thì khả năng thị trường bđs ấm nóng trở lại là rất lớn, chỉ là vấn đề thời gian.
nhiều ý kiến cho rằng thị trường bđs việt nam ngoài theo quy luật chung còn có quy luật riêng. vậy theo ông quy luật riêng này xuất phát từ đâu?
– để có thể hiểu rõ vấn đề này cần phải đi sâu hơn một chút về thị trường bđs việt nam hiện nay. lâu nay, khi nói về thị trường bđs, nhiều người đánh đồng giữa hai khái niệm cơ bản “đầu tư” và “đầu cơ” mà không biết rằng hai “nhà” này khác nhau về cơ bản trong hoạt động, đầu tư. trước hết, phải thấy rõ nhà đầu cơ không làm tăng được giá trị sản phẩm bđs, trong khi nhà đầu tư tạo dựng được giá trị lớn lao này cho bđs. bởi khi đầu tư vào một dự án bđs họ phải tiến hành đầy đủ thủ tục cần thiết (gpmb, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để làm gia tăng giá trị sử dụng và giá trị đất); đồng thời, chịu trách nhiệm với sản phẩm từ đầu đến cuối với người tiêu dùng và kiêm luôn chức năng quản lý vận hành. nhà đầu cơ đơn thuần chỉ mua “hàng” của nhà đầu tư, để khi có lời là bán ngay và mua bán xong là hết trách nhiệm. có thể nói, đầu tư bao giờ cũng là gốc rễ của vấn đề.
mặt khác, từ trước tới nay người tiêu dùng việt nam luôn chạy theo số đông, theo phong trào, nhiều lúc càng đắt thì càng muốn mua (vì tâm lý sợ giá sẽ còn lên nữa). nhưng khi thị trường lạnh, giá rẻ lại không muốn mua (do tâm lý e ngại giá sẽ còn xuống nữa). có thực tế này là vì một phần người tiêu dùng chưa được cung cấp thông tin chuẩn gây tâm lý bất lợi. đây chính là một quy luật riêng của thị trường bđs việt nam mà chúng ta cần khắc phục trong thời gian tới.
trước những giải thích rất rõ ràng về khái niệm đầu tư và đầu cơ như ông vừa nói, khi thị trường đóng băng như thời điểm hiện tại, theo ông, ai sẽ là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
– khi thị trường đóng băng như bây giờ, cả nhà đầu cơ và phía nhà đầu tư đều chịu ảnh hưởng. tuy nhiên, chưa bao giờ câu châm ngôn “buôn tài không bằng dài vốn” lại đúng như thị trường bđs bây giờ. đây cũng chính là khái niệm “cá lớn, cá bé” của một số quốc gia trên thế giới. vì đầu cơ có vốn hữu hạn, khi thấy không có lợi sẽ chấp nhận chịu lỗ. với nhà đầu tư trường vốn, họ đã tính toán rất kỹ nhiều khả năng nên sẽ không bán rẻ ở thời điểm không thích hợp. mặt khác, họ có nguồn vốn lớn hơn nên khả năng chờ đến khi có lợi. thực tế này cũng lý giải vì sao nhiều nhà đầu tư trong nước lâm vào cảnh khốn khó khi thị trường đóng băng, ngân hàng siết chặt nguồn vốn cho vay. còn với nhà đầu tư nước ngoài thì thị trường bđs việt nam vẫn rất tiềm năng và hấp dẫn, họ có thể trường kỳ đợi đến khi thị trường nóng trở lại.
vậy ông có đồng tình với ý kiến sàn bđs giao dịch làm cho thị trường ngày một minh bạch hơn?
– như tôi đã nói, bđs là một loại hàng hoá. giao dịch qua sàn giống như một chợ lớn để người ta trao đổi mua bán hàng hoá. những giao dịch bên ngoài thì cũng giống như người ta đi các chợ cóc. từ xưa tới nay thường tồn tại nhiều loại giá, sàn giao dịch bđs sẽ làm tăng tính công khai, minh bạch. tuy nhiên cũng cần chú ý vì bđs là loại hàng hoá đặc biệt tăng giảm liên tục. chính vì vậy giá cả khi đưa lên sàn cũng cần phải thay đổi cho phù hợp. đã là hàng hoá thì cần phải đặt đúng vị trí của nó.
được biết, cty của ông có nhiều thế mạnh nổi trội trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất vlxd… vậy hoạt động tăng cường trong lĩnh vực bđs có khiến các hoạt động khác của dn bị ảnh hưởng, nhất là trong thời điểm hiện tại?
– trong bối cảnh rất khó khăn như hiện tại, tất nhiên các dự án nhìn chung của cty cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. nhưng với vai trò là chủ đầu tư, chúng tôi có thể quản lý được. doanh thu có thể giảm nhưng chắc chắn vẫn có lãi.
cũng theo tình hình chung, trong vài năm gần đây các dn xây lắp gặp nhiều khó khăn do trượt giá, do khủng hoảng… dù nhà nước có nhiều điều chỉnh nhưng cũng phải mất một thời gian dài mới có thể giải quyết hết. hiện tại rất ít dn được bù lỗ. vì vậy hoạt động xây lắp giai đoạn này cty phải cắt giảm đi nhiều. tương tự sự luẩn quẩn vậy với hoạt động sản xuất vlxd. sản xuất hàng bán cho phía xây lắp mà tiền thì thanh toán chậm, nên chúng tôi cố gắng đầu tư vào bđs trong thời gian này. khác với mọi người, khi tham gia thị trường bđs tôi luôn coi đây như một cái “nghiệp” của mình và cố gắng hết sức. có thể nói đây là quyết định phù hợp với hoàn cảnh bởi cty đã phân tích khá kỹ và thay đổi tuỳ từng thời kỳ để thích nghi. điều này mang lại hiệu quả lớn với chúng tôi cũng như những người tin tưởng mình.
trân trọng cảm ơn ông.
quang dương – đức minh (thực hiện) |
Buôn tài không bằng dài vốn
209