Trang chủ » Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động nhiều rác thải chưa xử lý xả ra sông sạch

Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động nhiều rác thải chưa xử lý xả ra sông sạch

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments





Theo khảo sát của Cơ sở 2, Đại học Thuỷ lợi: Tổng số chất thải rắn hàng năm của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 3,7 triệu tấn, 90% số đó chưa được thu gom và xử lý, mà trực tiếp hoặc gián tiếp đổ xuống sông rạch. Trong đó có 2,3 triệu tấn rác thải sinh hoạt (kể cả phân súc vật và gia cầm); 1,4 triệu tấn rác công nghiệp, dịch vụ, đáng ngại nhất là 40.000 tấn rác thải bệnh viện. Riêng lượng chất thải rắn do chăn nuôi đưa thẳng vào sông rạch khoảng 22.500 tấn/ngày đêm, chất thải lỏng (kể cả nước rửa chuồng trại) khỏang 40 000 m3/ngày đêm.

Tập quán sinh hoạt, chủ yếu là thải trực tiếp các chất thải (từ người, gia súc và gia cầm) vào nguồn nước của cư dân cũng làm cho nước mặt ở ĐBSCL có độ nhiễm vi sinh cao với nồng độ Coliform trung bình khoảng 300.000 – 1.500.000 con/100ml. Các bè cá nuôi trên sông với lượng chất thải trên 3 triệu tấn/năm là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể. Thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản đã gây ô nhiễm với qui mô ngày càng lớn, đa dạng. Ô nhiễm môi trường cục bộ tại các vùng nuôi thủy sản xảy ra tương đối phổ biến. Trong quá trình nuôi, người nuôi đã xả nước trong ao hồ ra sông ngòi. Lượng cá tôm càng lớn thì chất thải càng nhiều, nước thải, bùn chứa phân của các loại thủy sản, thức ăn dư thừa bị thối rửa, chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như hóa chất, vôi, chất khóang, khí hữu cơ, khí vô cơ H2S, NH3… từ nơi nuôi xả ra sông rạch càng gây ô nhiễm cao. Nghiêm trọng hơn là việc nuôi với kỹ thuật cao, mật độ lớn như nuôi theo hình thức thâm canh, công nghiệp thì nguồn thải ra càng lớn. Qua kiểm tra mẫu nước ở nhiều nơi cho thấy hầu hết các ao nuôi cá, tôm đều có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ như COD, BOD, Ni tơ, Phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép, tác động bất lợi đến hệ sinh thái.

Các tỉnh ĐBSCL đề ra chiến lược bảo về bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. Theo đó, các địa phương phối hợp nhau qui hoạch phát triển các vùng nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng khu vực, địa phương và có biện pháp giảm thiếu, tiến tới ngăn chặn phát tán các chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi; đầu tư xây dựng nhanh hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mặn, lợ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; tích cực vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nuớc.

Có thể bạn cũng thích

Leave a Comment

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.