Với nhà ống, nhà phố chật hẹp ở các đô thị lớn hiện nay, giếng trời chiếu sáng được xem là giải pháp cứu cánh trong việc thông gió và đón sáng tự nhiên. Tuy nhiên, hạng mục này sẽ trở nên “vô dụng”, thậm chí mang đến muôn vàn rắc rối, phiền toái nếu không nắm rõ những vấn đề phát sinh, hệ lụy đi kèm và giải pháp khắc phục.
Giếng trời chiếu sáng là gì?
Giếng trời trong tiếng Anh là Skylight. Với những ngôi nhà nhỏ không có nhiều mặt thoáng thì thiết kế giếng trời được xem là giải pháp hàng đầu giúp không gian sống thông thoáng hơn.
Về mặt kỹ thuật, giếng trời là khoảng thông tầng từ mái xuống tầng trệt ngôi nhà theo phương thẳng đứng và không che khuất tầm nhìn lên bầu trời. Đây là hạng mục có thể có hoặc không có trong kiến trúc nhà ở. Song, riêng với loại hình nhà ống đẹp, nhà phố chật hẹp với ba bên đều giáp tường nhà hàng xóm thì giếng trời là giải pháp tối ưu trong việc lấy sáng và thông gió tự nhiên, đồng thời tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian sống.
Giếng trời là nơi kết nối gia chủ với thiên nhiên thông qua các giác quan: Thị giác (ánh sáng), xúc giác (nóng lạnh), thính giác (âm thanh), khứu giác (hít thở), thậm chí cả vị giác (nước mưa…). Tùy vào từng bố cục của ngôi nhà (độ dài, rộng, cao) và hướng mặt trời (Đông – Tây) mà chọn vị trí cũng như hình dạng giếng trời phù hợp, sao cho đạt hiệu quả tối ưu về điều tiết vi khí hậu.
Mặc dù thiết kế giếng trời rất thông dụng trong nhiều không gian nhà ở hiện đại nhưng việc có thiết kế giếng trời hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của gia chủ.
Thiết kế giếng trời chiếu sáng sao cho hợp phong thủy?
Thiết kế và thi công giếng trời lấy sáng sao cho hợp phong thủy chính là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi xây dựng nhà, nhất là đối với người Việt Nam.
Theo đó, vị trí của giếng trời phải được đặt ở những cung tốt như Tài lộc, Thiên mệnh. Các vị trí đặt giếng trời tốt thường là ở giữa nhà, vì đây là khu vực thuộc hành Thổ, cân bằng với các hành khác trong ngũ hành là Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Đối với những ngôi nhà có mặt bằng không được vuông vức mà méo mó, không cân bằng thì nên thi công giếng trời ở vị trí đó với mục đích cân bằng. Đồng thời trả lại sự vuông vức, vẹn tròn của không gian.
Bên cạnh đó, việc kết hợp với tiểu cảnh, hòn non bộ bên dưới đáy giếng trời cũng rất tốt cho phong thủy.
Ngoài ra, màu sắc của những tấm Polycarbonate lợp giếng trời cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phong thủy vì liên quan đến mệnh, tuổi của gia chủ. Chẳng hạn như:
- Màu xanh phù hợp với mệnh Mộc.
- Màu vàng hợp mệnh Kim.
- Màu xanh lá hợp với mệnh Mộc.
- Màu đỏ tương ứng với mệnh Hỏa.
- Màu nâu đồng hợp với mệnh Thổ.
Nên dùng loại mái nào cho giếng trời?
Những ngôi nhà phố, nhà ống trong thành phố thường có diện tích khá hạn chế, nếu không thi công giếng trời, toàn bộ không gian sẽ rất tối, tù túng và bí bách. Tuy nhiên, việc thiết kế giếng trời sao cho luồng ánh sáng được phân bổ tốt cũng là điều hết sức quan trọng. Vì vậy, nhiều gia đình băn khoăn không biết nên thi công giếng trời lợp bằng mái che cố định hay di động.
Thi công giếng trời với mái che di động
Nếu quý khách yêu thích một không gian nhà đẹp tự nhiên tràn ngập nắng, gió tự nhiên ngay bên trong nhà mình thì mái che di động sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Sử dụng loại mái che di động, quý khách có thể thoải mái đóng – mở theo nhu cầu. Tuy nhiên, việc lắp đặt lại có phần tốn kém và phức tạp hơn mái che cố định.
>> Xem thêm: Bí kíp thiết kế giếng trời hiện đại đối lưu không khí
Trên đây là tổng hợp bí quyết thiết kế giếng trời chiếu sáng bạn có thể tham khảo. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.