Vợ chồng chị Hoà là doanh nhân khá thành đạt trên đất Hà Thành. Những năm giữa thập kỷ 90, khi cơn sốt nhà mặt tiền phố cổ đang “hot” nhất, anh chị đã sở hữu một căn nhà khang trang 3 tầng tại con phố bị quy định nghiêm ngặt về cấp phép đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà. Đầu năm vừa rồi anh chị quyết định rời tổ ấm về sống ở biệt thự trong Khu đô thị mới Ciputra. Không riêng gì anh chị, xu hướng của giới thượng lưu Hà Thành hiện nay đều cho rằng việc bám phố cổ là thời của xe máy và của những người làm ăn buôn bán nhỏ lẻ! Giờ đây, sống trong môi trường rộng thoáng, sạch sẽ và yên tĩnh, con cái được học ở môi trường chất lượng quốc tế lại cách nhà vài bước chân. Theo một kết quả nghiên cứu thị trường về BĐS, có tới 20% khách hàng được xếp loại “ăn nên làm ra” là những người có đời sống khá, mối quan tâm hàng đầu của họ khi mua nhà là sự tiện ích môi trường, nhà có hướng hợp tuổi, nằm trong khu đô thị cao cấp, có diện tích lớn vài trăm mét vuông, cảnh quan thiên nhiên đẹp. Ở Hà Nội đạt được những tiêu chuẩn ấy thời điểm này chưa có khu vực nào vượt được Q.Tây Hồ. Một trong những lợi thế đắc địa của khu vực này là những khu đất “ăn theo” Hồ Tây. Những năm đầu thập kỷ 90 khu vực này đã hình thành những khu phố “quý tộc” với những ngôi biệt thự chủ yếu được xây với mục đích cho người nước ngoài thuê và làm văn phòng đại diện, mỗi tháng doanh thu hàng ngàn USD. Ngoài ra, khu vực này cũng là địa điểm lựa chọn của những khách hàng ở độ tuổi trung niên, thành đạt yêu thích sự yên tĩnh, khung cảnh thiên nhiên trong lành, mát mẻ. Tuy nhiên thời điểm này, đây không còn là nơi độc quyền lợi thế kinh doanh cho người nước ngoài thuê. Với sự xuất hiện một loạt những khu đô thị mới cao cấp cũng là lý do khiến giá đất ở đây có phần trầm lắng hơn đất trong dự án. Trên thị trường giao dịch nhà Q.Tây Hồ đã xây thô mô hình biệt thự nhà vườn diện tích 100m2 rao giá 54 triệu đ/m2; nhà mặt phố Yên Phụ, gần đường Thanh Niên, 4 tầng x 75m2 rao giá 9,5 tỷ đồng không nhiều người quan tâm; nhà mặt phố Võng Thị diện tích trên 100m2, xây 5 tầng kiến trúc hiện đại được phát giá 75 triệu đ/m2. Đây là những vị trí mà khoảng 10 năm trước có tiền cũng khó kiếm thì nay lại không mấy hấp dẫn. Trong khi đó, thông tin giao dịch trên mạng đa dạng và phong phú hơn cả có lẽ phải kể đến khu vực biệt thự Ciputra KĐT Nam Thăng Long. Thời điểm này giá giao dịch thành công ở khu này cao gấp 2 lần giá ban đầu và mặc dù đây không phải thời điểm “nóng” của thị trường BĐS nhưng trên các mạng giao dịch đã có khách rao tới 55- 65 triệu đ/m2 cho những vị trí đẹp, cao hơn 10% so với giá giao dịch khoảng 1 năm trước đây. Khi dự án còn trên giấy, nhiều người còn e ngại rằng việc tuân theo một số quy định bắt buộc về kiến trúc của khu đô thị: mái ngói nâu, tường ngoài sơn màu vàng, cửa gỗ màu nâu… sẽ khiến khu đô thị thiếu đi sự sinh động, mang vẻ lạnh lẽo, không thân thiện. Nhưng đến nay, sau khi hoàn thành giai đoạn I KĐT đã đem đến thủ đô một góc nhìn diện mạo mới. Khác với khu biệt thự Hồ Tây quy mô nhỏ, chỉ là những cụm nhà biệt lập, bó hẹp không mang tính xã hội hoá cao, KĐT Nam Thăng Long xứng đáng là sự lựa chọn số 1. So với các dự án đầu tư trong nước, KĐT Nam Thăng Long do 100% vốn đầu tư nước ngoài, mọi tiêu chí đều cao hơn hẳn, hấp dẫn hơn bởi các tiêu chuẩn suy cho cùng đều hướng tới con người, mà ở đó người tiêu dùng được hưởng nhiều tiện ích nhất. 10 tiêu chí để đánh giá mức hấp dẫn của các dự án KĐT do giới kiến trúc sư Hà Nội đưa ra: – Quy mô lớn, hoành tráng |