làng xã việt nam từ bao đời nay lưu giữ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, như lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nền nếp gia phong, đạo lý làm người, tình làng nghĩa xóm…
những tinh hoa văn hóa đó vẫn luôn luôn tỏa sáng trong cuộc sống hiện đại không chỉ ở vùng quê mà còn ở thành thị. cả nước ta có tới hàng trăm làng nghề truyền thống, có làng nghề tồn tại từ ba trăm đến năm trăm năm với nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa.
nông thôn nước ta cũng lưu giữ một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ, đa dạng và phong phú. trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện đại, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc rất quan trọng.
mặt trái của cơ chế thị trường cùng những sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài tràn vào đang hằng ngày, hằng giờ tiến công vào các gia đình truyền thống, đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục của dân tộc. các tệ nạn xã hội đang len lỏi đến tận vùng quê, nhất là những nơi bị thu hồi ruộng đất, nông dân chưa có việc làm. quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch cũng đang phá vỡ cảnh quan gắn bó với thiên nhiên của làng quê. ðô thị hóa cùng với các khu công nghiệp mọc lên khiến cho không ít vùng nông thôn bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
nông dân là chủ thể trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn phải có bản lĩnh vững vàng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. khi tiếp xúc với công nghệ hiện đại, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao càng giúp cho người nông dân chủ động sáng tạo trong việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa của cha ông để lại.
trước hết, việc đô thị hóa làm sao vẫn giữ được dáng vẻ của làng quê việt nam với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, với lũy tre xanh, cây đa, bến nước, bờ ao, môi trường thiên nhiên và môi trường sống gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên khung cảnh thanh bình mà làng quê vốn có. muốn vậy, đô thị hóa cần có quy hoạch và kiến trúc cụ thể tránh sự xô bồ, mạnh ai nấy làm.
trong bối cảnh “tấc đất tấc vàng” khắp nơi đua nhau xây dựng, phải bảo vệ những di tích lịch sử – văn hóa, những đền chùa, lăng tẩm, miếu mạo đã được nhà nước xếp hạng, thực hiện nghiêm luật di sản văn hóa. những làng cổ như ðường lâm, sơn tây; nhà vườn huế; những bản làng dân tộc thiểu số tiêu biểu cần giữ nguyên trạng trước làn sóng “xi-măng cốt thép”. tiếp tục khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, tôn vinh bàn tay vàng của các nghệ nhân để có nhiều hàng hóa thủ công mỹ nghệ độc đáo, chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cư dân nông thôn. khai thác triệt để vốn văn hóa dân gian thông qua các lễ hội truyền thống và phong trào văn nghệ quần chúng. mỗi làng cần có hương ước cụ thể vừa giữ trật tự an ninh xã hội vừa giữ thuần phong mỹ tục có từ nghìn xưa. mỗi gia đình nông dân vừa tiếp thu nếp sống đô thị, nếp sống công nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới vừa bảo vệ, phát huy giá trị của gia đình truyền thống lấy đạo hiếu làm đầu, trên kính dưới nhường, anh em hòa thuận.
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững, giữ được diện mạo, môi trường lành mạnh của làng quê, đồng thời xây dựng người nông dân mới vừa có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến vừa có bản lĩnh, cốt cách của con người việt nam.
bùi xuân |
Giữ gìn bản sắc văn hóa làng xã
0
previous post