Kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên: Đến với Muờng Phăng








Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam mà còn là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ và mở ra một bước ngoặt mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới. Tinh thần Điện Biên Phủ mãi mãi tỏa sáng, khơi dậy trong các thế hệ chúng ta lòng yêu nước thiết tha, niềm tự hào…



Nhà đón khách thăm quan Mường Phăng và cây đa Đại tướng Võ Nguyên Giáp trồng
 năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điên Biên


Những di sản của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là tài sản vô giá của dân tộc ta, là một trong những di tích tầm cỡ quốc gia. Mường Phăng- nơi có“rừng Đại tướng” là một điểm đến trong chuỗi những địa danh ở Điện Biên đã đi vào lịch sử.





Từ thành phố Điện Biên  trở về phía đèo Pha Đin, rồi rẽ phải, khoảng 35 cây số là đến Mường Phăng. Xã Mường Phăng thuộc huyện Điện Biên. Khu di tích Mường Phăng cách hồ Pa Khoang, điểm du lịch khá hấp dẫn, không xa.



Nơi đặt Sở chỉ huy chiến dịch



Dừng chân ở nhà đón khách thăm quan Mường Phăng bạn có thể đi bằng hai lối: Lối mòn xưa, nay đã  lát những viên đá nhỏ; lối ngoài bìa rừng, có đoạn đã trải nhựa, hai bên là những ô ruộng, đi tiép khoảng gần 2 cây số là tới hầm ngầm của Ban chỉ huy chiến dich Điện Biên. Theo tiếng Thái, Mường Phăng là “mường nghe” – nghĩa là nơi ở của những người biết lắng nghe.



Hầm của Đại tướng thắng Điên Biên



Dân bản thường gọi khu rừng Mường Phăng  là “rừng Đại tướng”- anh Lò Văn Hoàng, tổ trưởng tổ bảo vệ di tích này nói với chúng tôi như vậy.  Tôi rảo bước trên lối mòn dưới tán cây rừng nguyên sinh nghìn tuổi và tiến thẳng đến “ hầm Đại tướng”. Nơi chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái là đường hầm cách nhau gần 100mét.



Chúng tôi dừng lại rất lâu trước cái bàn và tấm bản đồ chỉ huy dưới hầm của Đại tướng,  hình dung và nghĩ về phút giây Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy chiến dịch đi tới quyết định lịch sử : chuyển từ “ đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là một quyết định sáng suốt, dẫn tới thắng lợi hoàn toàn, làm nên “vành hoa đỏ, thiên sử vàng” của dân tộc ta ở thế kỷ 20.



Hầm Đờcát



Từ căn hầm này ra triền núi phía sau, rồi leo lên đỉnh Pú Cá, ta có thể nhìn cánh đồng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của địch như  đồi , đồi A1, D1, C1…



Điên Biên nhìn từ đồi A1


Để thăm quan hết khu di tích này từ chòi canh số 1 đến hầm của các bộ phận  thuộc Ban chỉ huy… bạn phải dành cả một ngày. Nếu màn đêm buông xuống bạn có thể nghỉ tại đây để thưởng thức “ đêm rừng Mường Phăng”, có dịp gặp gỡ những thế hệ sinh ra, lớn lên trên mảnh đất này và suy ngẫm tới tận cùng về chiến thắng chấn động địa cầu của dân tộc ta.







Năm 1954, cả xã Mường Phăng chỉ có 800 dân, thì nay đã là 8.600 người, trong đó người Thái chiếm 70%, người Khơ Mú 17%, người Mông 12,2%, người Kinh 0,8%. Mường Phăng là một xã rộng, tới 9.100 ha, nhưng rừng núi nhiều, chỉ có trên 600 ha đất canh tác nông nghiệp. Suốt 55năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các dân tộc Điện Biên đã đoàn kết, vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *