xu huớng thông thủy để lấy ánh sáng và gió từ trên nóc được ứng dụng nhiều trong các dạng nhà hình ống có một mặt thoáng. để giếng trời phát huy tối đa tác dụng, các kts khuyên bạn chỉ nên đặt ở hai vị trí: phía sau nhà và trên khu vực cầu thang.
tuỳ theo kích thước của ngôi nhà mà thiết kế giếng trời ở khu vực phía sau hoặc giữa căn nhà. thường thì giếng không được đặt ở phần trước bởi mặt tiền luôn thoáng và cũng là đường lưu thông của không khí, ánh sáng. trong khi đó, phần sau luôn tối và bí nên sự “giao lưu” với khí trời và ánh sáng là cần thiết. mặt khác, chiều lưu thông của gió sẽ có đường vào và ra. chính lỗ thông thủy sẽ tạo lực hút để luồng khí đi từ những cửa trước vào nhà hoặc ngược lại.
phần nhà sau thường được chọn làm nơi thiết kế bếp, nhà vệ sinh nên giếng trời nằm về phía đó là hợp lý, nhưng không nhất thiết phải trổ tận cuối mái, áp sát vách nhà bên cạnh. nếu xung quanh có tường cao hơn mái nhà thì vị trí đó sẽ “hẻo”. nên để giếng tách ra khỏi những che chắn bao quanh.
phổ biến nhất là giếng trời nằm trên khu vực cầu thang. đây là nơi thích hợp nhất bởi cầu thang thường đặt ở giữa nhà và kề với bếp. quanh khu vực cầu thang thường thiết kế các phòng chức năng như ngủ, sinh hoạt chung, học, làm việc… hoặc những khoảng xanh cây cỏ, hồ nước, không gian giao tiếp với võng, xích đu, kệ báo, bàn cà phê…
các nhà đúc hoàn thiện không có giếng trời đều có thể khoét và gác thêm đà đỡ bên dưới. khi đã trổ, cần làm rộng miệng giếng và tạo mái che có bánh kéo trượt. mái dịch chuyển được sẽ cơ động hơn trong việc điều tiết lưu thông không khí và ánh sáng cho cả nhà. mặt khác, nếu không muốn kéo mở bung “cửa giếng”, gió vẫn vào được trong nhà do mái có khoảng hở so với miệng giếng. phần lấy nắng có thể dùng tôn nhựa trong hay kính.
(theo sài gòn tiếp thị)