nếu thời tiết diễn biến bình thường như mọi năm, thời điểm này, các vùng trên địa bàn hà giang đang bước đầu vào mùa khô. song ngày 23/10, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh từ phía bắc tràn về, địa bàn 2 huyện bắc quang, quang bình đã xẩy ra mưa to, lũ quét làm 2 nhà dân và 10 căn hộ của giáo viên trường trung học phổ thông đồng yên (huyện bắc quang) bị trôi, hơn 200 nhà dân bị ngập và một số tuyến đường giao thông đi các huyện bắc mê, hoàng su phì, xín mần bị sạt lở gây ắch tắc đường cục bộ. đợt mưa này đã cảnh báo đối các cấp chính quyền và người dân ở những khu vực tiềm ẩn nguy cơ về sạt lở đất cao đang chủ quan cho là mùa khô đến sẽ không xẩy ra tình trạng sạt lở đất. qua điều tra, khảo sát của viện khoa học địa chất việt nam, hà giang được xác định có nhiều khu vực tiềm ẩn nguy cơ về sạt lở đất cấp độ nặng là: các huyện hoàng su phì, xín mần, yên minh. trong đó, các xã bản díu, ngán chiên, trung thịnh (huyện xín mần) nằm trong vùng báo động nguy cơ sạt lở đất. các xã du tiến, du già, ngam la, na khê, ngọc long, bạch đích (huyện yên minh) nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất cao. xã thanh đức, cao bồ, thanh hương, thượng sơn, thuận hoà (huyện vị xuyên) nằm trong vùng rất dễ bị sạt lở đất. xã minh sơn (huyện bắc mê) nằm trong diện nguy cấp về sạt lở đất. đây là những vùng đất có kiến tạo thấp, độ trơn, trượt cao… có thể xẩy ra sạt, trượt lở đất ngay cả trong mùa khô. tại những vùng có nguy cơ sạt lở đất cao, tỉnh hà giang đã xây dựng 4 dự án di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm với mức đầu tư 36,5 tỷ đồng, thực hiện di dời 176 hộ dân từ vùng có nguy cơ sạt lở đất đến vùng an toàn. song các dự án này đều triển khai rất chậm. đến nay mới có 63 hộ dân từ vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. hiện trên địa bàn xuất hiện thêm các vùng nguy hiểm cao cần di dân gấp thuộc một số khu vực của thị xã hà giang và đán khao (xã bản ngò, huyện xín mần) nơi có vết nứt đất rộng 1,5m dài trên 300m. gần 100 hộ dân xã yên cường (huyện bắc mê) cũng là nơi xẩy ra vết nứt đất trên núi. là vùng nằm trong khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất với cấp độ cao nhưng khi bước vào mùa khô, người dân trong vùng này xuất hiện tư tưởng chủ quan, hiện tại, những hộ dân di chuyển đến nơi ở mới, người lớn đều đã quay trở lại nơi ở cũ để sản xuất, thu hoạch hoa màu trên đất canh tác cũ. đặc biệt nguy hiểm khi những hộ dân sống dưới vết nứt đất núi cũng đều dần quay trở lại sau những ngày di dời khẩn cấp. những vết nứt núi này sẽ xẩy ra trượt lở đất bất cứ lúc nào khi có tác động của tự nhiên (mưa, ảnh hưởng của động đất và cả khi khô hanh khi đất không còn độ bám…) và sẽ dẫn đến thiệt hại khôn lường. để tránh thiệt hại cho người dân, trong khi xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể về bố trí dân cư đến năm 2010 và hướng tới 2015, trước mắt các cấp chính quyền ở hà giang cần kiên quyết thực hiện không để dân trở lại khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất cao và tiếp tục có kế hoạch di dân ra khỏi vùng nguy hiểm trong thời gian nhanh nhất. |
Tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất trong mùa khô ở Hà Giang
5