Trước mùa mưa GĐ Xí nghiệp Quản lý Cụm công trình đầu mối Yên Sở nói gì?









Bài 1: Đầu mùa mưa, dân vùng lụt Hà Nội nơm nớp lo âu







Ông Bùi Xuân
Phúc


Vượt qua thế “ngàn cân treo sợi tóc” trong trận lụt lịch sử 2008, trạm bơm Yên Sở đã  bơm đẩy ra sông Hồng gần 100 triệu m3 nước, cứu nguy cho Hà Nội. Câu hỏi đặt ra, nếu trận mưa lịch sử lặp lại thì trạm bơm Yên Sở sẽ ra sao? baoxaydung.vn đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Xuân Phúc, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý Cụm công trình đầu mối Yên Sở, CTy TNHH Nhà nước MTV Thoát nước Hà Nội.  


Theo ông Phúc, trận lụt lịch sử năm 2008 là một bài học để cho mọi người nhìn nhận lại đối với công tác đầu tư, đối với cụm công trình. Trước đây, do tính toán của họ tính tần suất ở đây chưa bao giờ nước lên đến 5,4 nên để thiết bị ở 5,4m và trạm bơm đã gặp những khó khăn khi mưa lũ cực lớn ập đến bất ngờ như cuối năm 2008.



Baoxaydung.vn: Vậy xin ông cho biết Trạm bơm Yên Sở đã chuẩn bị như thế nào trước mùa mưa bão năm nay?



Ông Bùi Xuân Phúc: Thành phố cũng đã đầu tư, nâng cấp, tạo hệ thống đê bao phòng thủ, hệ thống đê bao trước đây đắp bằng bao cát nay đã được thay thế bằng bê tông cốt thép; Chúng tôi đã nâng cốt sân trạm bơm lên 5,4 m (trưóc là 4.7 m); Đê quai năm nay được đổ bằng bê tông cốt thép, có các cửa phai  vào nhà bơm; phía sau giáp dự án giai đoạn II mới xây tường lên cốt 6.



Bên cạnh đó chúng tôi đặt 2 trạm bơm cố định và 4 bơm cơ động đã chọn vị trí lắp đặt, sẵn sàng đấu điện để vận hành, chống lụt nội đồng.




Trạm bơm Yên Sở




Phương án này được xây dựng cụ thể và đầu tư tương đối lớn (khoảng 5 tỷ đồng). Ngoài ra đã sửa chữa bảo dưỡng cả 11 tổ bơm sau khi chạy hai chục ngày liên tục. Và nếu trận mưa tần suất tương tự như năm ngoái lặp lại trạm bơm sẽ không bị ảnh hưởng. Có thể khẳng định đến giờ phút này hệ thống bơm đã sẵn sàng hoạt động 100% công suất, đảm bảo an toàn và sẵn sàng khi có mưa lũ.



Baoxaydung.vn: Có nghĩa là mọi phương án đã được chuẩn bị sẵn sàng?



Phương án vận hành trạm bơm trong mùa mưa lũ cũng đã được phê duyệt. Lãnh đạo cũng đã đưa ra 6 tình huống có thể xảy ra, cũng như phương án vận hành trạm bơm Yên Sở và các đập điều tiết trong mùa mưa năm 2009 này.



Baoxaydung.vn: Giai đoạn II của dự án đã thi công đến đâu thưa ông?



Giai đoạn II đang được xây dựng, cống qua đê dẫn ra sông Hồng đã được hoàn thiện, hoàn trả mặt bằng và dự kiến 10/2010 đưa vào hoạt động. Các hệ thống kênh dẫn vào, dẫn ra đã theo hoàn chỉnh theo cả 2 giai đoạn. Ta sẽ có khoảng 15 m3/s đối với hệ thống bơm thông thường, bơm từ kênh bao và hệ thống thoát nước của TP ra sông Hồng, có khoảng 75m3/s từ hệ thống 5 hồ nối với 75m3/s của bơm khẩn cấp. Hiện đang thi công bể điều áp và sàn nhà bơm.



Và để  trạm bơm đảm bảo hoạt động tốt, còn phụ thuộc vào khả năng thu và đường dẫn, nếu ta duy trì tốt có ngập chăng nữa sẽ rút rất nhanh.




Ông Phúc trả lời phỏng vấn
PV baoxaydung.vn



Baoxaydung.vn: Nói như vậy có nghĩa là hệ thống hạ tầng của Hà Nội chưa đáp ứng nhu cầu thoát nước?



Hệ thống hạ tầng quá cũ, cải tạo chỉ được một phần nào đấy thôi, thí dụ hệ thống cống cũ hiện vẫn đang sửa chữa chứ không phải cải tạo thay thế, một số phố cũ tỷ lệ hệ thống thu còn thấp so với diện tích chung. Ngoài ra sự lắng đọng và đầu tư hàng  năm để công tác nạo vét thì cũng có lượng đáng kể nhưng mới đáp ứng một phần nhu cầu. Trong khi TP vẫn phát triển thường xuyên, hàng năm tăng trưởng của việc duy tu sửa chữa không thể bằng được tốc độ phát triển của Hà Nội, cũng như yêu cầu của hệ thống thoát nước.



Baoxaydung.vn: Chúng ta có thể lường trước hết những khó khăn trong mùa mưa lũ năm nay không thưa ông?



Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay mà trạm bơm Yên Sở phải đối mặt đó là: nằm trong khu vực phía Nam thành phố Hà Nội, khu vực đang đô thị hoá, đang xây dựng, nhiều dự án mọc lên bao vây Trạm bơm. Yên Sở hoạt động được hay không lệ thuộc rất nhiều vào hệ thống xung quanh đến đây, ví dụ như hệ thống kênh, hệ thống thu, hệ thống điện… Các dự án làm chắc chắn ảnh hưởng tác động nặng nề đến những hệ thống này.



Hệ thống điện của chúng tôi luôn luôn bị nguy cơ. Đơn cử, Dự án Gamuda xây dựng công viên, khu đô thị, nhà máy xử lý nước thải đặc biệt tại Yên Sở, khi thi công có lần đã chém đứt lộ điện 6KV. Thực ra đó là rủi ro và rủi ro là đương nhiên vì các dự án hoạt động trên dự án.



Mặc dù chúng tôi tuần tra và cảnh báo liên tục nhưng rủi ro đó không tránh khỏi. Hiện nay, dự án cấp nước cho cứu hoả trên đường Nguyễn Tam Trinh cũng lại xâm phạm đến đường điện 20KV của chúng tôi, Chúng tôi đang đấu tranh rất quyết liệt để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho dường dây điện. Bây giờ mất điện một cái là thôi, trạm bơm tê liệt hoàn toàn. Chúng tôi rất mong muốn bàn giao đường điện 22 KV Mai Động – Trạm bơm Yên Sở cho Điện lực quản lý nhưng họ không nhận.




Dự án đường vành đai chuẩn bị xin làm dẫn dòng cho cầu vượt, đang trình bộ hồ sơ kia, chúng tôi không biết phải xử lý thế nào, vì như vậy nước về đây là không có chắn chắn làm dẫn dòng không bao giờ bằng tiết diện rồi.



Kênh bao thu nước vào hồ và hệ thống kênh. nếu kênh bao mà kẹt thì không thể thoát kịp, ít nhiều là ảnh hưởng tương đối đến việc thoát nước trong năm nay.



Dự án Gamuda chùm lên dự án thoát nước. Dự án chồng lên dự án là có vấn đề , nếu hiệu quả cả 2 dự án cùng lúc thì đương nhiên anh sẽ tốn kém rất nhiều. Hiện nay, họ đang di chuyển cột điện cao thế đi qua hồ điều hoà sang dọc kênh bao Yên Sở.



Việc đào đó không ngăn dòng chảy mới lạ, nhiều vị trí dòng chảy kênh bao bị thu hẹp chỉ còn khoảng 2m.



Tôi lo ngại nhất nước về không nhanh được bằng, còn về thiết bị, sự chỉ đạo, tập trung  tính phân quyền đều thuận lợi cho chúng tôi hoạt động. Tôi trình bày hệ thống bơm của ngành Khó khăn có nhiều công trình cùng triển khai xây dựng. Tính cơ động, hệ thống đường giao thông từ thành phố đến trạm chưa thuận lợi… khiến công tác ứng cứu khi ngập sâu xảy ra là những lo ngại đang cần đướng giải quyết nhanh.



Baoxaydung.vn: Trân trọng cảm ơn ông!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *