Thừa Thiên – Huế: Đầu tư khai thác cao lanh ở A Lưới





Ngày 20/5, Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) Ngô Chí Thời cho biết: Sau gần 5 năm xây dựng, Nhà máy cao lanh ở A Lưới đã hoàn thành và đi vào sản sản xuất, với công suất 20 ngàn tấn sản phẩm/năm; trong đó, giai đoạn 1 nhà máy sản xuất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Nhà máy sẽ thu hút từ 110 đến 150 lao động tại chỗ vào làm việc.

Cao lanh A Lưới có chất lượng tốt và trữ lượng lớn, hiện đã được sử dụng tại một số nhà máy sản xuất gạch ốp lát ceramic, gạch granite thay thế cho cao lanh nhập ngoại được sử dụng trong các sản phẩm sứ vệ sinh cũng như trong một số lĩnh vực khác của các cơ sở sản xuất như: Nhà máy gạch men sứ Hucera (Thừa Thiên – Huế), Nhà máy sứ Hải Vân (Đà Nẵng) v.v…

Theo một nghiên cứu mới nhất của ông Nguyễn Văn Dũng, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) thì cao lanh A Lưới có nguồn gốc từ quá trình phong hoá các đại mạch aplite, granite aplite có thành phần giàu feldspar, nghèo thạch anh và khoáng vật màu. Cao lanh A Lưới có màu trắng, trắng trong, trắng vôi, dễ vỡ vụn, có hạt vừa và mịn, ở phần tiếp xúc với đá vây quanh cao lanh có màu trắng hồng nhạt, trắng vàng nhạt và có ít mạch thạch anh màu trắng đục. Cao lanh A Lưới có hàm lượng Fe2O3 thấp (<1%), độ trắng cao sau khi nung (73,9% so với MgO)[2]…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *