Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
Trang chủ » Bảo vệ tài nguyên di sản

Bảo vệ tài nguyên di sản

by Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments

Cách đây mấy số báo, trong cuộc phỏng vấn pGS.TS Lưu Đức Hải – Cục trưởng Cục phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, có nêu một ý rất quan trọng mà có lẽ không mấy người để ý. Khi hỏi Việt Nam có thể học hỏi gì trong quá trình phát triển đô thị ở Singapore thì được trả lời: “Tôi cho rằng đấy là một tấm gương tốt không những về phát triển đô thị mà còn nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, giáo dục, vấn đề quản lý xã hội… Tuy nhiên, họ cũng phải trả giá ở một số mặt khác. Chính họ thừa nhận rằng họ đã thất bại trong việc bảo tồn di sản. Tiền có thể tạo ra đô thị nhưng không thể tạo ra di sản. Vì thế, đây là bài học không thể sửa chữa đối với họ. Sai lầm này, Việt Nam phải hết sức tránh”.

Mới đây, trên Vietnamnet, KTS Hà Thủy đã đề cập vấn đề này như một tiếng chuông cảnh báo Việt Nam không thể hoang phí một tài nguyên vô giá, đó là tài nguyên di sản, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Sau khi thông tin Hà Nội là một trong 29 thủ đô trên thế giới có trên 1.000 năm tuổi, tác giả nhận xét rằng các nhà quy hoạch đang không nhận diện được tài nguyên di sản đặc trưng của Thủ đô. Theo tác giả, 15/29 Tp thủ đô 1.000 năm tuổi nằm trong top 100 các Tp có GDp lớn nhất hành tinh. Điều này khẳng định cơ hội phát triển đối với các thủ đô giàu truyền thống rất thuận lợi. Kinh tế di sản là ưu thế cốt lõi của các Tp này.

Kinh tế di sản mang lại hiệu quả cao, vốn đầu tư thấp, song khó làm. Tuy nhiên, phần đông những nước chậm phát triển hoặc mới phát triển như nước ta lại coi như một gánh nặng, không mang lại lợi ích cho đời sống hiện tại. Nhận thức này không chỉ nằm trong nhận thức trong xã hội mà còn ở trong suy nghĩ của những người có thẩm quyền.

Cũng như các ngành kinh tế giá trị gia tăng khác, nền kinh tế di sản rất cần nguồn nhân lực trình độ cao và sự đồng bộ của hệ thống, bởi nhận diện di sản là một quá trình, cái hôm nay ta đang coi rẻ, ngày mai đã trở thành vốn quý. Ai cũng có thể nói về di sản kiến trúc, văn hóa, lịch sử, khảo cổ, nghệ thuật, di sản thiên nhiên (đã được xếp hạng) theo số đông, cái đã được thừa nhận, song ứng xử với di sản thường không nhất quán…

Nêu lên vấn đề này với mong muốn di sản của Thăng Long sau 1.000 năm không phải là những dãy phố xô bồ, bụi bậm lúc nào cũng đầy ắp người, xe máy và “những viên bi tròn di động”; những ngôi nhà cao thấp đủ loại với kiến trúc theo trường phái “trăm hoa đua nở”; những ốc đảo xám xịt sau những trận mưa lớn…

Song tiếc rằng, thực tế đang diễn ra như vậy. Hoang phí di sản chính là ở chỗ đó.

You may also like

Leave a Comment

About Us

We’re a media company. We promise to tell you what’s new in the parts of modern life that matter. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo. Sed consequat, leo eget bibendum sodales, augue velit.

@2022 – All Right Reserved. Designed and Developed byu00a0PenciDesign