Trang chủ » Bìm bìm lấn núi

Bìm bìm lấn núi

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments

Từ năm 1990 tại các khu rừng ở Đà Nẵng như Hải Vân, Sơn trà, Hoà Vang… xuất hiện loại dây bò rất khoẻ, lấn át, che phủ các loại cây rừng, người dân thường gọi là dây bìm bìm hoặc dây lang rừng, tên khoa học là Merrenaia boisiana. Bìm bìm có hoa hình phễu màu vàng, tím hay trắng nhạt; lá to, mặt dưới của lá có màu trắng bạc (nên có nơi còn gọi là dây bạc lá). Chúng sinh trưởng nhanh khiến cây rừng không có ánh sáng để quang hợp nên chết dần. Những mảng rừng có nhiều cây bị chết tạo nên thảm lá, cây, cành khô, rất dễ gây cháy rừng. Ông Nguyễn phú Thơ, nguyên Giám đốc rừng cấm Sơn trà cho biết, điều đáng lo ngại là bộ rễ của bìm bìm phát triển rất nhanh. Chúng đâm chồi nảy lộc, đẻ nhánh rồi đơm hoa, kết quả. Quả bìm bìm chứa nhiều hạt nhỏ, hạt chín rơi đến đâu, cây con mọc đến đó.  Có ngọn dây to bằng ngón tay cái người lớn. Ngoài ra, loài chim gặm nhấm còn di thực loại cây này phát tán khắp các cánh rừng, tạo nên những khoảng da beo, rồi che phủ và làm chết các loại cây trên diện rộng.


Lang rừng đang uy hiếp cây rừng.

Theo Chi cục Kiểm lâm Tp Đà Nẵng, từ khoảng 500ha trong tổng số 4.370ha rừng ở bán đảo Sơn trà bị dây bìm bìm bao phủ vào năm 1990, đến nay con số này đã lên tới gần 1.000 ha. Ngoài bán đảo Sơn trà, loại dây leo này còn “tấn công” các khu rừng khác tại Đà Nẵng như Hải Vân, Hoà phú, Hoà Bắc…

trước đây, các cơ quan chức năng ở Đà Nẵng đã nhiều lần tìm cách xử lý loại dây leo này nhưng khó thành công. Cuối năm 2008 UBND Tp Đà Nẵng cũng đã chi 100 triệu đồng để Sở NN&pTNT tiến hành xử lý dây bìm bìm trên diện tích 80ha tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn trà. Tuy nhiên, đến nay dây leo bìm bìm vẫn tiếp tục lan rộng, lấn át và che phủ các loại cây khác, làm thay đổi hệ sinh thái và thậm chí gây chết rừng. Vì vậy, vừa qua UBND Tp Đà Nẵng đã đồng ý cho Bộ Chỉ huy Quân sự Tp xử lý thí điểm 10ha dây leo bìm bìm thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn trà (khu vực đất lâm nghiệp chưa giao cho các đơn vị hoạt động du lịch).

Theo Bộ Chỉ huy Quân sự Tp, việc xử lý sẽ được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Theo đó, 100 cán bộ chiến sĩ thực hiện phát quang theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu dùng rựa chặt dây, chờ khô tập trung đốt. Giai đoạn hai dùng dầu nhớt đổ vào gốc bìm bìm đã chặt dây, đào xung quanh gốc bỏ muối xuống cho rễ thối. Giai đoạn ba kiểm tra lần cuối, nếu phát hiện còn sống thì tiếp tục xử lý cho đến khi chết hẳn.

Không chỉ Đà Nẵng, hiện nay dây bìm bìm đang “hoành hành” khắp các cánh rừng miền trung như ở TT-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum… với nhiều phân loài khác nhau.

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.