Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc: Tiếp tục kiềm chế lạm phát, đặc biệt chú ý tới việc phòng ngừa khả năng giảm phát của nền kinh tế

sáng 5/11, bên hành lang kỳ họp thứ tư, quốc hội khoá xii, bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư võ hồng phúc đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh nội dung điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng.
 
pv: xin bộ trưởng cho biết chỉ tiêu tăng trưởng của năm nay và năm 2009?
 
bộ trưởng: vừa qua, chính phủ có họp bàn rất kỹ về nội dung chỉ tiêu tăng trưởng năm 2009 và năm 2008. hiện nay, tình hình thế giới đang khó khăn, chúng ta bị tác động trên một số lĩnh vực như vấn đề xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng; vấn đề thu hút vốn đầu tư cả trực tiếp lẫn gián tiếp đều bị ảnh hưởng và thị trưởng tài chính của chúng ta cũng có những ảnh hưởng nhất định… từ đó, chính phủ đã xem xét lại tất cả tình hình kinh tế – xã hội của năm 2008 và 2009 thấy rằng, năm 2008 khả năng chúng ta thực hiện được mục tiêu như đã báo cáo với quốc hội là từ 6,5% đến 7% là có thể được và con số cụ thể, bộ kế hoạch và đầu tư đã có báo cáo với chính phủ là tăng trưởng khoảng mức 6,7%. về chỉ số giá, chúng ta đã kiềm chế lạm phát thành công và đến tháng 10 chỉ số giá là âm và nếu tính cả 10 tháng chỉ số giá là 21,64%. mục tiêu kiềm chế lạm phát đã bắt đầu thành công. ở đây thấy ngay một dấu hiệu là chỉ số giá giảm đồng thời một số khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bị tác động do thị trường bị thu hẹp. nhưng bên cạnh đó có một số ý kiến đánh giá là có khả năng giảm phát không?. quan điểm của chính phủ sau khi phân tích là chưa giảm phát bởi nếu giảm phát phải dựa trên nhiều yếu tố. thứ nhất là chỉ số giá; thứ hai là tốc độ tăng trưởng; thứ ba là sức mua của dân. nhưng về chỉ số giá mà nói thì mới có tháng 10 là giảm nhưng cũng mới chỉ giảm ở 3 mặt hàng là lương thực- thực phẩm, phương tiện đi lại và vật liệu xây dựng. còn các loại giá khác thì có tăng chút ít. vì thế, chúng ta chưa đủ điều kiện để nói là giảm phát như những biểu hiện tăng chậm lại của nền kinh tế và suy giảm là có mầm mống cho nên chính phủ đã đưa ra các biện pháp để xử lý cho năm 2009. từ đó về mục tiêu tổng quát, chính phủ đề nghị và trình quốc hội cho điều chỉnh lại mục tiêu tổng quát. trước đây mục tiêu tổng quát nói rằng là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội… thì chính phủ đề nghị có 3 điều chỉnh: bỏ chữ ưu tiên vì chúng ta đã kiềm chế được lạm phát rồi , mà chúng ta tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững và thêm vào một câu là ngăn ngừa suy giảm. về an sinh xã hội chúng ta giữ mức như hiện nay tức là bảo đảm an sinh xã hội. từ đó, chính phủ đã xem xét lại khả năng tăng trưởng kinh tế của năm 2009 và trước đây trình quốc hội, chính phủ trình 3 phương án. phương án 1 là khoảng 7% ; phương án 2 nếu tốt hơn là 7,5%; phương án 3 nếu xấu đi là khoảng 6,5% . sau khi phân tích tình hình thấy rằng, hiện nay tình hình kinh tế thế giới ngày càng xấu đi, và khả năng tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ thấp hơn nhiều năm 2008 cho nên chính phủ đã trình quốc hội phương án tăng trưởng kinh tế là khoảng 6,5%.
 
pv: như vậy chúng ta đã có những thay đổi trong đánh giá nhận định, thưa bộ trưởng?
 
bộ trưởng: chúng ta đã có những thay đổi trong đánh giá nhận định. trước đây chúng ta đánh giá yếu tố lạm phát là yếu tố hàng đầu tác động lớn tới nền kinh tế của chúng ta trong năm 2008 và 2009, thì bây giờ chúng ta đánh giá rằng khả năng giảm phát của nền kinh tế thế giới đang tác động đến chúng ta và do vậy chúng ta phải điều chỉnh lại, bỏ chữ ưu tiên đi và trong kiềm chế lạm phát chúng ta sẽ tiếp tục các chính sách kiềm chế lạm phát nhưng phải đặc biệt chú ý tới việc phòng ngừa khả năng giảm phát của nền kinh tế. vấn đề ở đây là ngăn ngừa, chúng ta chưa có cái đó nhưng phải ngăn ngừa đừng để xảy ra bởi vì nếu kinh tế suy giảm sẽ dẫn tới vấn đề là công ăn việc làm, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực này hiện nay còn thiếu hụt nhiều nguồn lao động.
 
pv: xin bộ trưởng cho biết những biện pháp ngăn ngừa giảm phát của nền kinh tế
 
bộ trưởng: chúng ta phải kích thích sản xuất trong nước hướng vào mở rộng thị trường xuất khẩu. bên cạnh mở thị trường mới để xuất khẩu, chúng ta phải chú trọng tới nội dung; đồng thời tìm mọi biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp chẳng hạn như vấn đề giảm lãi suất. ngay ngày hôm qua ngân hàng đã thực hiện ý kiến của chính phủ bắt đầu hạ lãi suất cơ bản và từ đó lãi suất cho vay, lãi suất huy động cũng sẽ giảm. vấn đề nữa là trong trường hợp khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn thì sẽ tính đến khả năng trình với quốc hội để giảm hay miễn thuế ở một số đối tượng.
 
pv: xin cảm ơn bộ trưởng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *