trong trận lũ đầu tháng 10 vừa qua, nhiều thuỷ điện ở miền trung đã xảy ra nhiều bất cập trong hệ thống xả lũ làm hàng chục ngàn người dân sống ở hạ lưu các thuỷ điện một phen lo lắng và bức xúc. Ở TT-Huế theo quy hoạch đến nay có 12 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ. Khi các nhà máy đi vào hoạt động rồi đồng loạt xả lũ thì chỉ có dân là người hứng chịu.
trong 12 nhà máy thuỷ điện, hiện chỉ có 5 nhà máy đang xây dựng và đi vào hoạt động. Các nhà máy đang thi công ồ ạt nhằm kịp tiến độ phát điện vào cuối năm 2011 như: Thuỷ điện A Lưới (170MW) thuộc lưu vực sông A Sáp; thuỷ điện Hương Điền (81MW), Thượng Nhật (6,5MW) thuộc lưu vực sông Bồ; thuỷ điện Bình Điền, Tả trạch thuộc lưu vực sông Hương.
Hiện mới thuỷ điện Bình Điền đi vào hoạt động với dung tích hồ chứa trên 423 triệu m3, tuy nhiên trong trận bão số 9 vừa qua, hồ thuỷ điện Bình Điền đạt đỉnh 81m, vựợt cao trình ngưỡng tràn 8m nhà máy phải mở toàn bộ 5 van xả lũ, mỗi cửa rộng 10m với tần suất xả lũ 4.500m3/giây. Hàng ngàn người dân ở hạ lưu sông Hương một lần nữa lo lắng, với mức nước gần như lũ “đại hồng thuỷ” năm 1999 và gây ngập úng kéo dài tại Tp Huế và các xã hạ lưu sông Hương. Năm 2011 bốn nhà máy thuỷ điện trên cũng đi vào hoạt động, đồng nghĩa với việc xả lũ, nếu không có phương án xả lũ, người dân sẽ lãnh đủ. Nằm trong vùng thấp trũng ở hạ lưu sông Bồ gồm các huyện Hương trà, phong Điền, Quảng Điền nơi có hai thuỷ điện Hương Điền với dung tích hồ chứa trên 820 triệu m3 và Thượng Nhật sẽ đi vào hoạt động 2011 với thực trạng của các thuỷ điện đã xảy ra như trận lũ vừa qua, lúc này người dân chỉ biết “ngâm mình với lũ”. Được biết, các xã Hương Vân, Hương Văn, Hương Toàn, Hương Vinh, Hương phong… (huyện Hương trà); Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Thanh, Quảng An… (huyện Quảng Điền) thấp trũng ở hạ nguồn sông Bồ hàng năm về mùa mưa bão luôn chìm trong nước. Do vậy khi có thuỷ điện về người dân lại một phen lo lắng rồi đây một năm sẽ gánh bao nhiêu cái lũ lớn nhỏ và hệ luỵ của nó khi có mưa bão về. Dự án thuỷ điện phát triển ảnh hưởng rất lớn đến hàng trăm héc-ta đất rừng ven sông suối và nhiều loại cây rừng thứ sinh, cây tạp và cây bụi. Ông Lê Thanh Tâm – trưởng phòng Quản lý điện năng, Sở Công Thương TT-Huế cho biết: Địa hình TT-Huế rất hiểm trở lại dốc lớn, diện tích đất trống đồi trọc nhiều nên khả năng tập trung nước rất nhanh, do vậy hay xảy ra lũ và lũ quét. Theo đó, hệ thống thuỷ điện cũng chủ yếu là chặn nước mưa, ngăn lũ cho các dòng sông trên địa bàn. Từ những bất cập trong quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện xảy ra về phía hạ lưu tại TT-Huế trong trận lũ vừa qua, ông Võ phi Hùng – Giám đốc Sở Công Thương TT-Huế đã kiến nghị với Bộ Công Thương và Bộ NN&pTNT giúp tỉnh có một quy trình vận hành hồ chứa liên hồ để điều tiết chung. Qua đây, đề nghị Bộ có tổng kết, rút kinh nghiệm để yêu cầu chủ hồ đầu tư thuỷ điện rà soát, xây dựng lại quy trình vận hành hồ chứa tối ưu, đảm bảo về an toàn, cắt lũ phải ưu tiên hơn tích nước phát điện. |
Các công trình thủy điện ở TT – Huế: Xả lũ và nỗi lo của dân
114
Bài trước