|
Thiếu tính chuyên nghiệp, phương tiện lạc hậu, cũ nát… hiện đang là những tồn tại lớn trong công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đường thủy nội địa (ĐTNĐ) mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tai nạn do thiên tai, bão lũ, chìm đắm đò khá lớn. Với mức đầu tư trung bình mỗi năm khoảng 1.350 tỷ đồng cho công tác PCLB&TKCN nói chung, việc hình thành một Trung tâm hợp TKCN ĐTNĐ là cần thiết vì sẽ làm giảm giảm từ 25-30% thiệt hại. Như vậy, mỗi năm nước ta sẽ có thể giảm được 500 – 600 tỷ động thiệt hại do thiên tai gây ra.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Chủ tịch Uỷ ban quốc gia TKCN cho biết: Trung bình mỗi năm, Việt
Trung tướng Trần Quang Khuê nhận định, mặc dù trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho công tác TKCN về con người, phương tiện, song, trong lĩnh vực này vẫn tồn tại nhiều yếu điểm. Đặc biệt, do công tác quản lý tàu, thuyền hoạt động trên sông, trên biển ở một số khu vực chưa chặt chẽ, nhất là các tàu đánh cá xa bờ, dẫn đến số vụ tai nạn xảy ra hàng năm còn nhiều, số người chết, mất tích, phương tiện hư hỏng còn cao.
“Công tác thực hiện quy chế phối hợp TKCN trên biển trong một số vụ việc còn hạn chế, cơ quan thường trực của một số bộ, ngành, địa phương có lúc thực hiện chế độ trực chưa chặt chẽ, nắm tình hình chưa chắc, báo cáo thông tin chậm… ”, Trung tướng Trần Quang Khuê nhấn mạnh.
Tính riêng số vụ tai nạn trong giao thông đường thủy nội địa, trung bình mỗi năm, trên toàn quốc có khoảng hơn 300 vụ tai nạn. Năm 2008, tổng số vụ tai nạn là 229 vụ, làm 189 người chết, 182 phương tiện bị đắm và hàng chục người bị thương, thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng.
Theo ông Sỹ Văn Khánh, Phó Cục trưởng Cục đường thủy nội địa (Bộ Giao thông – Vận tải), vận tải thủy nội địa chiếm khoảng 30% tổng khối lượng vận tải hàng hóa và 5,6% nhu cầu vận tải hành khách của ngành giao thông vận tải. Trên các tuyến đường thủy nội địa hiện có trên 7.000 cảng, bến thủy nội địa. Tuy nhiên, phần lớn các bến được hình thành dựa vào điều kiện tự nhiên, không được xây dựng theo quy định, phát triển dàn trải và không theo quy hoạch; các thiết bị bốc xếp thì lạc hậu, phần lớn do chủ bến tự tạo, thiếu an toàn. Trong khi đó, chỉ có 42% các bến khách ngang sông được cấp phép.
Bên cạnh đó, cả nước hiện có gần 1 triệu phương tiện thủy các loại với tổng trọng tải trên 6 triệu tấn phương tiện, gần 1 triệu ghế hành khách với tổng công suất máy lên đến gần 7 triệu mã lực song phần lớn không được đăng ký, đăng kiểm. Trong khi đó, người điểu khiển phương tiện, thuyền viên không có bằng, chứng chỉ chuyên môn chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ tai nạn giao thông đường thủy còn cao.
Thực trạng phương tiện vận tải đường thủy và bến bãi còn nhiều hạn chế nhưng công tác TKCN trong giao thông đường thủy nội địa cũng không khả quan hơn.
Theo đánh giá của ông Khánh, lực lượng trang thiết bị, phương tiện thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông và TKCN trên đường thủy nội địa còn quá ít, hơn nữa, đa số đã quá cũ, lạc lậu, công suất nhỏ, chất lượng kém, mặc dù hàng năm đã được UBQG TKCN và Bộ GTVT cấp bổ sung nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Đơn cử ngay như 10 Đoạn quản lý đường sông, 5 công ty cổ phần quản lý đường sông và 4 Cảng vụ đường thủy nội địa cũng chỉ được trang bị một số xuồng cao tốc, tàu công suất nhỏ, khoảng trên 90 CV để làm phương tiện thực hiện nhiệm vụ. Các phương tiện cứu nạn bố trí không hợp lý, thiếu tính thống nhất và phối hợp nên không khai thác hết tính năng tác dụng trong hoạt động PCLB&TKCN.
Một nghịch lý là nhiệm vụ của Cục đường thủy nội địa trong PCLB&TKCN ứng phó với thiên tai thảm họa theo quy định là rất lớn song do bộ máy tổ chức thiếu tính đồng bộ, cùng với những hạn chế về năng lực, phương tiện, trang thiết bị, lại không có đơn vị chuyên trách đứng ra làm đầu mối điều hành, phối hợp nên công tác TKCN đường thủy nội địa lại chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
“Tai nạn trên đường thủy nội địa xảy ra nhiều, trong khi đó ngành ĐTNĐ chưa có lực lượng TKCN chuyên trách, lực lượng thì mỏng, thiết bị yếu nên dẫn đến một số tổ chức tư nhân làm công tác cứu hộ, cứu nạn ra đời. Song, các tổ chức này lại hoạt động thiếu lành mạnh, gây ra bất bình trong xã hội, thậm chí một số tổ chức đã bị khởi tố trước pháp luật”, Phó Cục trưởng Cục ĐTNĐ Sỹ Văn Khánh nêu ra những điểm bất hợp lý.
CSGT đường thủy và thanh tra đường sông đang kiểm tra an toàn đối với các chủ phương tiện. |
Mặt khác, kết cấu cơ sở hạ tầng của ngành ĐTNĐ vẫn còn nhiều bất cập, sự đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, những tồn tại về trình độ tay nghề, bằng cấp… đối với thuyền viên, người lái phương tiện cũng chưa thể khắc phục trong một sớm một chiều. Nhưng, giao thông vận tải thủy lại đang phát triển với tốc độ lớn, do dó tai nạn trên ĐTNĐ vẫn tiếp tục xảy ra và mức độ thiệt hại sẽ là rất lớn, khó lường.
Cùng với tai nạn, bão, lũ thì các nguy cơ về động đất, sóng thần, vỡ đê, hồ đập, sự cố tràn dầu… theo dự báo cũng rất lớn. Bởi vậy, theo ông Sỹ Văn Khánh, cần tổ chức một lực lượng chuyên trách trực tiếp thực thi và làm đầu mối điều phối các đơn vị liên quan làm công tác TKCN, cứu hộ và tham gia ứng phó thiên tai, thảm họa. Và việc thành lập Trung tâm phối hợp TKCN ĐTNĐ là điều cần thiết.
Dự kiến, với mức đầu tư trung bình mỗi năm khoảng 1.350 tỷ đồng cho công tác PCLB&TKCN nói chung sẽ làm giảm từ 25-30% thiệt hại, có nghĩa, mỗi năm sẽ có thể giảm được 500-600 tỷ động thiệt hại cho xã hội.
Theo CAND