“Cha truyền con nối” giúp dân xây cầu, dựng trường

câu chuyện về một cụ già trước khi nhắm mắt xuôi tay vẫn mong làm việc thiện lần cuối, một cô giáo quên cả những kỳ nghỉ hè lăn lộn giữa nắng mưa để làm đường, dựng cầu, xây trường học… cứ thôi thúc tôi tìm về vùng đất nghèo lộc thủy (huyện phú lộc, thừa thiên- huế). 
 
trước khi nhắm mắt xuôi tay vẫn làm việc thiện
 

cha truyền con nối giúp dân xây cầu, dựng trường
cô giáo thiện.

trước đó, tôi đã từng nghe người dân kể nhiều về gia đình cụ nguyễn văn khôi và các con gái làm việc thiện trong những lần về xã lộc thủy công tác. bà phan thị bé, trú thôn phú cường kể rằng: “chuyện về bác khôi làm việc thiện kể cả ngày không hết. bác ấy chừ không còn, nhưng nhiều người trong xã vẫn luôn nhớ. nhớ nhất là vào thời điểm sắp nhắm mắt xuôi tay, bác ấy vẫn gắng gọi con cháu lại nhờ mua mấy tấn gạo bằng tiền tiết kiệm lúc về già để phân phát cho người nghèo, người già trong xã”. cụ khôi qua đời cách đây một năm. lúc đó là mùa mưa lũ dồn dập, nhiều gia đình nghèo “chôn chân” trong nhà đói cái ăn. ông cụ thấu hiểu được nỗi khổ đó nên đã bỏ ra hơn 16 triệu đồng mua gạo cứu trợ người nghèo ngay. rồi cụ ra đi trong thanh thản, mãn nguyện.

 
tôi theo anh huy – bí thư đoàn xã lộc thủy – ngược lên hai thôn nghèo thủy cam, thủy yên để thăm các công trình do con cụ khôi xây dựng. đường đến các thôn xa xôi đã được đúc bê tông phẳng lì bằng nguồn vốn ngân sách. nhiều chỗ hư hỏng do mưa lũ xói lở vừa được gia cố, sửa chữa bằng nguồn tiền phúng điếu đám tang cụ khôi. thượng nguồn sông bù lu mùa lũ nước dâng cao cuồn cuộn, cây cầu mới bắc qua sông này nối hai thôn thủy cam, thủy yên vốn bao đời nay bị chia cắt. qua cầu mới bãi đáp, tôi rảo bộ trên con đường bê tông dẫn vào thôn thủy cam, ngắm những vườn cây trái xanh mướt. “đường của cô giáo thiện làm đó”- bà lão trần thị lai đi chợ về “khoe” ngay với chúng tôi. đường bê tông chắc chắn, dài 300m, rộng gần 3m được xây dựng bằng nguồn tiền huy động của các con gái, người thân cụ khôi. đã 72 tuổi, bà lai kể rằng, ngày trước muốn qua làng bên, người dân phải lê lết trong bùn nhão ngập đến đầu gối, vượt qua vực sông sâu hút. rau quả đem ra chợ bán luôn lấm nhuộm bùn đất. nhiều trẻ nhỏ đã bị nước cuốn trôi. cách đây không lâu, khi chưa có cầu mới bãi đáp, một thanh niên tên thành trên đường vượt sông về nhà đã bị nước lũ lớn từ thượng nguồn bất ngờ đổ về cuốn chết.

từ cầu bãi đáp dẫn về phía thôn thủy yên cũng có một con đường bê tông mới xây dài chừng 200m cũng do các con cụ khôi góp 10 tấn xi măng xây dựng. cây cầu bãi đáp tuy không do gia đình cụ trực tiếp đứng ra đầu tư xây dựng, nhưng đó cũng là công trình có sự đóng góp công sức, tiền của từ các con gái và người thân cụ khôi. qua thôn ba tơ, xóm đập, vùng này cũng có một cây cầu bê tông bắc qua sông bù lu do gia đình cụ khôi đứng ra xây dựng mấy năm trước.

 
cô giáo tên thiện làm việc thiện
 
đó là chị nguyễn thị thiện, con gái cụ khôi, hiện là giáo viên trường thcs lộc thủy, đang tiếp tục “nối nghiệp” bố làm việc thiện. thực ra, cô giáo thiện đã làm việc thiện cùng bố từ hơn chục năm nay, xem đó như là một cơ duyên. đặc biệt, từ bốn mùa hè trở lại đây, không có kỳ nghỉ nào cô giáo thiện được thảnh thơi. chị hết lăn lộn xây trường, rồi lại đến dựng cầu, làm đường. hết hè, tất bật với công tác giảng dạy, chị không quên giúp đỡ học sinh nghèo tại địa phương, từ tấm áo, đôi giày, đến hàng trăm suất học bổng. chồng cô thiện cũng là một giáo viên dạy cấp hai. nếp nhà bình dị, không thừa tiền lắm của như nhiều người lầm tưởng.
 
cha truyền con nối giúp dân xây cầu, dựng trường
cầu cô thiện xây.
 
những việc thiện bắt đầu từ vài tấm chăn, manh áo, cân gạo, gói mì giúp đỡ người nghèo vượt qua cơn khốn khó đến năm 2005, gia đình chị bắt tay xây nhà mẫu giáo tặng cho thôn phú cường, đón 30 cháu nhỏ vào học. tiếp đến là nhà mẫu giáo thôn thủy yên, cũng với quy mô tương tự. cụ khôi là người huy động kinh phí xây dựng từ con cháu sinh sống trong và ngoài nước, còn cô giáo thiện là người trực tiếp đứng ra xúc tiến xây trường. những công trình “đầu tay” phát huy hiệu quả, bố con cô thiện bàn nhau làm đường, xây cầu. nơi được chọn là vùng ba tơ, bãi đáp, xóm đập quanh năm lầy lội.
 
sau khi cụ khôi mất, chị em cô giáo thiện đã dùng toàn bộ tiền phúng điếu khoảng 24 triệu đồng để làm việc thiện theo di nguyện của người bố. đầu tiên là làm con đường xóm tại thôn phú cường, tiếp đến sửa đường lên thôn thủy  là lực cản phát triển kinh tế xã hội và dân trí của quê nghèo. nguồn quỹ này đang tiếp sức cho khoảng 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương đến lớp. cứ mỗi dịp khai giảng, lại có 100 học sinh mẫu giáo ở các thôn phú cường, thủy yên, nam phước được nhận quần áo mới do gia đình cô giáo thiện trao tặng. thương các cháu nhỏ bị lạnh chân trong những ngày đông tháng giá, cô giáo thiện còn tặng thêm 100 đôi dép đi trong nhà cho 3 điểm trường mẫu giáo kể trên.
 
trong các công việc giúp đỡ cho xã nhà, theo cô giáo thiện, khó khăn nhất vẫn là việc xây cầu, do đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao và huy động nhiều sức dân. không có ngày hè nào cô giáo thiện vắng mặt trên công trường cùng người dân, cứ 6 giờ sáng rời nhà, đến 6 giờ tối mới quay về. trong mùa hè 2008 vừa qua, tranh thủ các nguồn giúp đỡ, chủ yếu từ người chị gái cũng là giáo viên đang sinh sống ở nước ngoài và các nhà hảo tâm, gia đình cô giáo thiện đã làm 3 công trình từ thiện trị giá hơn 170 triệu đồng, một khoản tiền không hề nhỏ tại địa phương còn nghèo như lộc thủy. công việc khuyến học coi như đã ổn, chị ao ước: “cứ mỗi dịp hè, mong sao lại làm được 300m đường bê tông giúp người dân đi lại như hiện nay”. bởi lẽ, tỷ lệ đường sá nông thôn ở lộc thủy được bê tông hóa còn quá ít ỏi, là lực cản phát triển kinh tế xã hội và dân trí của quê nghèo.

đang bị cuốn hút vào câu chuyện làm từ thiện theo “cha truyền con nối”, sau lưng tôi bỗng vọng lại câu chào của một cậu bé. chưa biết đó là ai, cô giáo thiện giới thiệu: “cháu ấy là con của một gia đình nông dân nghèo khổ trong xã, học rất tốt, được vợ chồng tôi nhận về nuôi, cho ăn học kể từ tháng sáu vừa rồi. cháu đang học lớp 11”. lại thêm một việc thiện mà tôi được biết từ cô giáo mang tên thiện!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *