Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XII: Cần xử lý dứt điểm rác thải y tế và tăng cường phòng ngừa dịch bệnh

xin kính chào các cử tri đang theo dõi phiên chất- bộ trưởng bộ y tế nguyễn quốc triệu đã tự tin gửi lời chào tới các cử tri trước khi báo cáo kết quả thực hiện lời hứa trong phiên họp ngày 19/11/2007 của kỳ họp thứ 2, quốc hội khoá xii.
 
giải trình về một số vấn đề mà cử tri đang quan tâm, bộ trưởng nguyễn quốc triệu cho rằng về quy định đối với bảo hiểm y tế tự nguyện là phải có tất cả thành viên trong hộ và từ 10% dân số trong xã, hoặc từ 10% số học sinh trong nhà trường tham gia thì bảo hiểm xã hội mới bán…là quy định gây khó khăn cho dân. sự bất cập này đã được bộ y tế tham mưu cho chính phủ sửa đổi. về tình trạng thiếu cán bộ y tế cho cả miền xuôi, miền núi và thành phố…bộ y tế cũng đã tham mưu để chính phủ ban hành chính sách cử tuyển đào tạo cán bộ y tế là con em dân tộc thiểu số (lộ trình từ 2008 – 2018) mục tiêu đào tạo khoảng 11.600 cán bộ y tế (mỗi năm có trên 1 ngàn) với tiêu chuẩn: học sinh đã tốt nghiệp lớp 12, chỉ đăng ký là được tuyển vào trường đào tạo y khoa. đây sẽ là bước ngoặt về nguồn cán bộ y tế trong 10 năm tới. đồng thời, chính phủ chỉ đạo thực hiện chính sách đào tạo cán bộ y tế theo địa chỉ nếu địa phương yêu cầu đối với học sinh thiếu điểm chuẩn vào đại học và triển khai chương trình bổ sung nhanh nguồn cán bộ y tế qua chương trình đào tạo liên thông; đào tạo ngắn hạn theo kiểu “cầm tay – chỉ việc”… trong lúc chờ nguồn cán bộ y tế của địa phương, bộ y tế đã cử bác sĩ thuộc hơn 60 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh tăng cường cho y tế cơ sở, kết hợp bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ tại chỗ. hiện có 552 bác sĩ có tay nghề khá, giỏi đang luân phiên thực hiện nhiệm vụ về cơ sở với kết quả tốt, được đồng bào khen.

ngay sau đó, hội trường lại “nóng lên” với 11 lượt ý kiến chất vấn và trao đổi dành cho bộ trưởng bộ y tế tập trung vào hai vấn đề lớn là: thực trạng và giải pháp xử lý rác thải y tế và tăng cường phòng ngừa dịch bệnh cho nhân dân?

 
đại biểu nguyễn thị bạch mai (tây ninh) nêu câu hỏi: bộ trưởng có giải pháp gì về chất thải y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng có tới 60% bệnh viện không có kinh phí để xử lý. trẻ em bị bệnh ung thư, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh…đối với trường hợp không có tiền chạy chữa, mạng sống đe doạ từng giây, từng phút…bộ trưởng có suy nghĩ gì?…
 
đại biểu hà minh huệ (bình thuận ) nhấn mạnh: báo chí đã cảnh báo nhiều về tình trạng hoa quả ngoại nhập có nhiễm độc tố do chất bảo quản, nhưng dường như bộ trưởng không có bình luận công khai nào về tác hại đó và cũng không hề có chỉ đạo nào cấm sử dụng rau quả độc hại. vấn đề thứ hai, dư luận đánh giá việt nam rất giỏi dập dịch bệnh, ví dụ dịch sars, dịch tiêu chảy…nhưng lại rất kém về phòng dịch và phòng bệnh, vì vậy dường hàng năm cứ như “đến hẹn- lại lên”, dịch bệnh lại tái phát, bộ trưởng có ý kiến gì về vấn đề này?
 
bộ trưởng thừa nhận: chất thải y tế chưa được quản lý tốt, hiện có 53% số bệnh viện đốt bằng lò thủ công, 27% đốt ngoài trời hoặc chôn lấp, chỉ có 20% được xử lý đúng quy trình; đồng thời mới có 33% nước thải bệnh viện được xử lý ở các mức độ khác nhau….giải pháp xử lý rác thải, hiện nay mới tập trung triển khai đồng bộ ở hà nội do một đầu mối là công ty môi trường đô thị thu gom và xử lý từng loại rác theo quy trình kỹ thuật tương ứng, bệnh viện phân loại rác trước khi chuyển đi xử lý. đối với nước thải bệnh viện đang làm quy hoạch và cần từ 1200 tỷ đến 1500 tỷ đồng; kinh phí xử lý rác thải rắn sẽ hết khoảng 800 tỷ…còn các loại bệnh ung thư, tim mạch tăng…là theo quy luật đã được tổ chức y tế thế giới (who) tổng kết, đối với nước càng phát triển thì đồ thị về loại bệnh không lây nhiễm này càng tăng. chính phủ đã có chỉ thị tăng cường giải pháp phòng, ngừa loại bệnh này. đối với các trẻ em ung thư dưới 6 tuổi được điều trị miễn phí như các bệnh thông thường. riêng trẻ em bị bệnh tim, nếu phẫu thuật tim bảo hiểm y tế chi trả 20 triệu, còn lại phải vận động nhiều nguồn ủng hộ.
 
đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó có hoa quả nhập ngoại…bộ trưởng nguyễn quốc triệu “chia phần trách nhiệm “ một cách sinh động: theo quy định của pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm đã quy định, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ quản lý thực phẩm “từ trang trại đến mâm cơm”; còn sản phẩm nông nghiệp từ chế biến đến lưu thông trong nước và xuất khẩu sẽ do bộ công thương quản lý, bộ y tế chủ trì phối hợp với các bộ ngành..?.
 
chủ tịch quốc hội nguyễn phú trọng – chủ trì phiên chất vấn đã mời bộ trưởng bộ nn&pttn cao đức phát và bộ trưởng bộ công thương vũ huy hoàng trả lời về trách nhiệm của mình. bộ trưởng cao đức phát xác nhận bộ mình được giao quản lý sản xuất…và đến lượt bộ trưởng vũ huy hoàng xác nhận: theo quy định, sản phẩm lưu thông trên thị trường sẽ do cơ quan chức năng thuộc bộ công thương phối hợp với các thanh tra chuyên ngành kiểm tra; nếu phát hiện vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ tuỳ mức độ xử lý hành chính theo quy định.
 
không thoả mãn với câu trả lời của cả 3 vị bộ trưởng, đại biểu nguyễn thị bạch mai đã hai lần đứng lên trao đổi ý kiến bổ sung, yêu cầu bộ trưởng y tế xác định rõ mục đích câu hỏi của mình. bà nói: chất bảo quản độc hại trong trái cây ngoại nhập, không phải vấn đề nhiều bộ tham gia quản lý mà bản chất là liên quan đến sức khoẻ nhân dân thì mỗi bộ một phần trách nhiệm, nhưng trách nhiệm chính thuộc bộ y tế. chỉ cần 2000 tỷ đồng xử lý rác thải y tế thì không lớn, nhưng chúng ta đang quy hoạch thì bao giờ chấm dứt tình trạng rác thái y tế gây hại cho môi trường?- bà mai bức xúc.
 
bộ trưởng nguyễn quốc triệu thừa nhận: có lĩnh vực đơn ngành, có lĩnh vực đa ngành quản lý, về vệ sinh an toàn thực phẩm thì bộ y tế là “nhạc trưởng” nhưng các bộ chuyên ngành phải quản lý từng khâu của sản phẩm thực phẩm, cùng với các địa phương nữa. không đòi hỏi riêng một ngành nào, nếu phê bình phối hợp không chặt chẽ thì sẽ “suy nghĩ”…sử dụng chất độc hại là do người sản xuất…đây là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, có lẽ chưa thể có hồi kết!
 
trở lại vấn đề y đức đã là nỗi day dứt nhiều năm qua, đại biểu vi trọng lễ (phú thọ) chất vấn: theo phản ánh của nhiều bệnh nhân phải trả nhiều tiền cho các dịch vụ điều trị, nhưng không phân biệt đâu là phần của công, đâu là trả cho tư nhân khi họ tham gia “xã hội hoá bệnh viện”?. một số thầy thuốc trực cấp cứu ở bệnh viên thuộc tp hồ chí minh có cách hành xử xua đuổi bệnh nhân theo kiểu “tiền trao, cháo múc”, rất thờ ơ với sinh mệnh người bệnh, dù bệnh nhân cấp cứu cái chết đã cận kề… bộ trưởng xử lý thế nào và bệnh nhân làm gì để góp ý..
 
bộ trưởng nguyễn quốc triệu cho rằng: có sự lạm dụng xã hội hoá ở các bệnh viện công trong thời gian qua, nhưng hiện nay chính phủ đã ban hành nghị định 69 quy định rạch ròi chi phí điều trị công và tư để chấp dứt tình trạng “ nhập nhèm”. ông cũng cho biết: bộ y tế có bộ phận theo dõi thông tin trên báo chí, sẽ xác minh và kiên quyết xử lý tình trạng vi phạm y đức. đối với bác sĩ công ra ngoài làm tư thì bộ trưởng cho rằng chỉ có giải pháp tăng cường đào tạo bổ sung cán bộ y tế, còn họ làm việc trong hay ngoài nhà nước đều là phục vụ nhân dân. tuy nhiên cũng sẽ có giải pháp để “giữ chân” là tăng đãi ngộ và tạo cơ hội phát triển chuyên môn cho họ.
 
chủ tịch quốc hội nguyễn phú trọng ghi nhận bộ trưởng y tế đã khẩn trương thực hiện lời hứa, có cách làm tốt và cần làm tốt hơn cả những việc không hứa; nhưng đề nghị bộ trưởng tiếp tục làm rõ các giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường, rác thải y tế không chỉ gây ô nhiễm môi trường sinh thái, mà liên quan đến sinh mạng con người, nhất là chất độc nhiễm cả vào giống nòi. các vị đại biểu quốc hội, đã yêu cầu bộ y tế cần chú trọng công tác phòng ngừa dịch bệnh bởi vì: “phòng hơn chữa bệnh”.
 
ngày 13/11, thủ tướng sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *