– Tin Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân vừa chỉ đạo các sở, ngành tuyệt đối không để xảy tình trạng kinh doanh bất động sản trái phép trong phạm vi 227ha dự án Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc – nơi từng qui hoạch một sân golf – làm dịu bức xúc của nhiều người đang quan tâm. Nếu tất cả dự án sân golf được cấp phép trên toàn quốc hiện nay đều phải trở về đúng nghĩa, thu lại phần đất kinh doanh bất động sản thì sẽ có khoảng 30.000ha đất được “trả tự do”! Trong khi đó, tại Thủ đô, trong hơn 2 tháng qua, UBND TP Hà Nội đã 2 lần có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ nêu nguyện vọng của một doanh nghiệp nước ngoài muốn “chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh thành 100% vốn nước ngoài và bổ sung dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê trên diện tích đất sân golf Vân Trì đã được cấp phép“. Nhiều ý kiến cho rằng không thấy bất cứ mối liên hệ nào giữa người chơi golf và nhu cầu phải sở hữu lâu dài một ngôi nhà ngay trong dự án sân golf để đáp ứng sở thích về golf. Việc lưu trú lâu dài (mua nhà, tạm trú, thường trú…) ngay cạnh sân golf càng vô lý đối với các dự án sân golf trong lòng đô thị – nơi san sát nhà cửa, khách sạn, không thiếu gì chỗ tá túc.
Nhưng, nhà vườn, biệt thự… không rõ lý do gì vẫn đang được phép “lồng” vào các dự án golf? Khi sự nhập nhèm này chưa dứt điểm minh bạch, những phần kinh doanh bất động sản chưa được kiên quyết gạt khỏi các dự án sân golf… thì việc đặt vấn đề đưa sân golf vào vành đai xanh đô thị, vào các công viên nội đô – khiến bạn đọc gần xa hoài nghi: Liệu điều đó có giúp các dự án “sân golf + bất động sản” tiến sâu hơn vào lòng đô thị? Du lịch chơi golf – cùng lắm lưu lại vài ngày Một “golfer” hộ khẩu Hà Nội có vị trí cao trong ngành hàng không cho biết, hầu như cuối tuần nào cũng hẹn một hội chơi golf tại sân Đồng Mô, thường xuyên như vậy từ khi Hà Tây chưa hợp nhất với Thủ đô, đường xá chưa mở mang như bây giờ… song chỉ sớm đi chiều về, chưa bao giờ ngủ đêm tại đó! “Trừ khi đánh giải may ra ngủ lại, nhưng nói chung cũng chẳng việc gì phải ăn chực nằm chờ như thế!” – vị này nói, “một ngày là quá đã, về còn lo đi làm chứ?!“. Khi được hỏi mê golf sao không mua luôn một biệt thự cạnh sân golf (hầu như dự án sân golf nào tại Việt Nam cũng sẵn), vị này khẳng định: những người mua biệt thự trong dự án sân golf chưa chắc đã phải những tay chơi golf, còn những golfer ông quen thì chưa thấy tay nào đến mức “ăn sân golf, ngủ sân golf, sống ngay cạnh sân golf” như vậy! Một người am hiểu về golf – nhà báo Phạm Tấn Lời (Sông Thu) cho biết khoảng 1/4 đến 1/3 golfer tới các sân golf Việt Nam hiện nay là người Việt Nam. Như vậy, khoảng 3/4 hoặc 2/3 người chơi tại các sân golf Việt Nam lúc này là từ nước ngoài. “Thường du khách đến Việt Nam muốn tham quan và chinh phục nhiều sân golf khác nhau trong một tour du lịch…” – ông Lời nhận xét.
Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc qui hoạch đô thị-nông thôn Ngô Trung Hải giải thích: “Nhu cầu chơi golf thường kéo dài theo số lỗ chơi. Tùy theo vòng (round) để tính điểm xác định thắng – thua, tùy mục đích cuộc chơi mà thời gian có thể kéo dài vài tiếng, cũng có khi tới 2 – 3 ngày. Đó là lý do tại sao sân golf thường gắn với các khu nhà nghỉ, khách sạn xung quanh. Các gia đình có thể đến đây vài ngày, chồng đánh golf, vợ nghỉ dưỡng…”. Tuy nhiên, đó được hiểu là sự lưu trú ngắn ngày. Nghỉ lại khu sân golf tựa như nghỉ tại bất cứ khu du lịch nào trên thế giới, để ăn uống, ngắm trời mây non nước, tái tạo sức lao động… và hoàn toàn khác việc bỏ tiền mua bất động sản trong dự án sân golf. Do đó, không thể “móc” sự liên hệ giữa lượng người chơi golf, sự phát triển của bộ môn golf tại Việt Nam với lượng biệt thự, nhà vườn “xây xong bán đứt” trong các dự án sân golf nói chung!
Việc tìm nơi lưu trú cho du khách không khó khi các sân golf gần gũi hoặc thuận tiện giao thông với đô thị. Vì vậy, nhu cầu khách sạn ngay tại dự án sân golf cũng được các chuyên gia cảnh báo không nên đầu tư tràn lan. Dĩ nhiên, càng khó có thể chấp nhận nhà ở với mục tiêu kinh doanh bất động sản tồn tại trong dự án golf, nhất là những diện tích nhà ở, biệt thự được chung giấy phép, chung giá đất cùng sân golf. Sân golf giữa đô thị – không thể có sự lưu trú! Các dự án sân golf chuyên nghiệp (kể trên) dù xa thành phố, giữa đồng không mông quạnh… vẫn không có lý do gì để xây biệt thự bán cho người cư trú thì các sân golf mini, công cộng (được nhiều chuyên gia đề xuất theo xu thế chung quốc tế) gần với đô thị hoặc được đặt vào vành đai xanh thành phố, càng không thể bố trí lưu trú trong đó! Trên thực tế, nhiều sân golf công cộng ở các nước tồn tại kiểu tự quản, không xây theo tiêu chuẩn cao, không có hội viên, không ấn định thời gian bắt đầu, không người phục vụ kéo gậy và không tiền bảo dưỡng cỏ. Sân golf chào đón tất cả mọi người miễn đủ tiền trả phí cho một vòng đấu mà không cần phải là thành viên, không cần người bảo trợ gia nhập câu lạc bộ. Tại một số sân golf công cộng ở Anh, người chơi tự đến cắm lều trại ngủ qua đêm để là người phát bóng đầu tiên khi trời tảng sáng… “Có sân nhỏ ở nước ngoài hiện thu 5,5 USD cho một lần chơi. Cuối tuần, ngày lễ… giá có thể tăng thành 20 USD/người/lần. Một sân golf nhỏ không khó tạo nguồn thu từ 118.000 – 356.000 USD/năm cho nhà đầu tư” – PGS Lê Kiều cho biết. Điều đáng nói là các dự án golf thu nhỏ này không lấn chiếm ruộng lúa và cũng không có biệt thự để bán.
Dẫn chứng xen kẽ các đô thị hai bên sông Hàn (Hàn Quốc) hiện giờ là công viên và sân golf xanh mướt, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục cho rằng ven hai bờ sông Hồng còn rất nhiều đất lồi lõm phù hợp xây khu vui chơi giải trí trong đó có sân golf. PGS.TS Huỳnh Đăng Hy ủng hộ quan điểm biến sân golf thành vành đai xanh, nhưng vấn đề là vành đai xanh nào? “Theo tôi, các sân golf không nên tọa lạc giữa nội đô vì thật ra nơi thành thị đất vàng cũng đã hết rồi! Nếu còn, nên làm công viên nghỉ ngơi, thư giãn cho dân. Những sân golf kết hợp vành đai xanh nên xây ở ngoại thành, hoặc các vùng xả lũ… và đặc biệt không bố trí lưu trú” – ông Hy nói. Ven sông Hồng đoạn qua Hà Nội trước đây từng có một dự án sân golf (đã được trao quyết định chủ đầu tư) nhắm vào hơn 500ha đất bãi, canh tác, đáng nhẽ sẽ trở thành một công viên sinh thái lớn với sân golf 36 lỗ hoành tráng – tiếc rằng ngay khi được giao chủ đầu tư đã tính xây biệt thự nhà vườn cao cấp lên 1/3 của 500ha ấy. Dự án này hiện trong tình trạng tạm dừng. Nhiều người cho rằng, cương quyết bắt các dự án sân golf phải “chia tay” phần kinh doanh bất động sản – chắc chắn không làm những nhà đầu tư sân golf đích thực lo sợ, mà chỉ kinh động các nhà đầu tư “dỏm”, kiếm cớ sân golf để “ôm” bạt ngàn đất ruộng giá bèo…
*************************************** Họ tên: Giang Thanh Lại một ý kiến bao biện cho các dự án sân golf! Nên nhớ, sân golf là nơi kinh doanh, không phải công viên. Khác gì các chủ đầu tư xây dựng dự án trên sơ đồ là đất vườn hoa, sân chơi, thực tế là rào lại để kinh doanh như sân tennis… Họ tên: Hương Liệu sân golf có trở thành vành đai xanh, công viên cho nhân dân vào những giờ nghỉ, ngày cuối tuần hay lại phải chịu giá vé vào cổng cao bất ngờ mà chỉ đại gia mới có thể vô? Họ tên: Vũ Tuấn Anh Bài viết theo tôi chỉ đúng một ý, đó là đặt câu hỏi tại sao không đặt các sân golf ở trong thành phố, biến nó thành “công viên “, “lá phổi xanh”… Nhưng xin thưa: Việc xây dựng sân golf của những nhà đầu tư Họ tên: Nguyễn Việt Triều Bài viết trên hoàn toàn đúng. Phải buộc sân gôn phục vụ cộng đồng. Không thể lấy đất nông nghiệp, đất của dân làm sân gôn chỉ phục vụ cho số rất ít người và xây biệt thự mưu cầu lợi ích riêng. Họ tên: Một bạn đọc Các “chuyên gia” trong bài viết đưa ra ý tưởng không phù hợp với điều kiện đất chật người đông của Việt Nam. Ví dụ đưa ra cũng không thực tế. Cần phải biết rằng New Zealand có diện tích tương đương với Việt Nam mà dân số chỉ có khoảng 4 triệu người. Họ tên: Hoàng Trang Ở Việt Nam, công viên thiếu trầm trọng, tôi may mắn nhà ở gần công viên lớn, và khí hậu trong lành hơn những chổ không có công viên ở Sài gòn. Tôi rất thích ý kiến của bà Thục. Hãy để sân golf vừa là sân chơi vừa là công viên, về mặt quan hệ cộng đồng, lợi cả đôi đường. Có như vậy chúng ta mới thay đổi được ý thức cộng đồng từ người dân. Họ tên: Thuận Tôi thấy ý kiến đưa ra là rất hay nhưng không thực tế: Thứ nhất, đất ở xung quanh đô thị là loại đất vàng, (mét vuông đất tính bằng vàng). Thứ hai, sân golf không phải để nhiều người đi vào, vì đi trên sân cỏ loại đó có giày dành riêng. Hay là có mục đích khác? Họ tên: Vũ Linh Tôi thiết nghĩ không nên nhập nhằng sân golf và vành đai xanh. Sân golf chỉ dành cho một số người có tiền. Người nghèo đâu có được vào sân golf?! Những lập luận trên chỉ thể hiện sự khiên cưỡng dựa trên sự hữu danh vô thực. Nên rõ ràng đầu tư sân golf là sân golf, mà đầu tư vành đai xanh là vành đai xanh. Mong xem xét kỹ lại. Kính thư. Họ tên: Võ Vĩnh Viễn Phó giáo sư Nguyễn Hồng Thục gợi ý “Hãy để sân golf và dân cư đô thị được cộng sinh”. Theo tôi, vị Phó giáo sư nghĩ sai rồi. Thứ nhất, các sân golf làm gì có ở đô thị; thứ hai, làm gì phải buộc người nông dân phải sống cộng sinh với sân golf trên chính mảnh đất thân yêu của họ; thứ ba, canh tác nông nghiệp không tạo ra vành đai xanh hay lá phổi xanh hay sao mà bà phó giáo sư phải đặt vấn đề có sân golf mới có nó; thứ tư, sân golf mang lại lợi ích gì cho người nông dân, cho môi trường và cho ngân sách của quốc gia, chỉ thấy là sân chơi của những người lắm của, nhiều tiền cho giới thượng lưu mà thôi; thứ năm, một đất nước với 80 triệu dân mà có đến hàng trăm dự án sân golf thì đúng là quá thể, mà chỉ có thể là một dạng trá hình hay biến tướng manh nha cho một trục lợi làm nghèo quốc gia, làm khổ nông dân. Họ tên: Giang Việt Nam có nhiều sân đánh golf. Thế nhưng đếm trên 80 triệu dân: Họ tên: Thành Công Sân golf chắc chắn không thể là công viên bởi đơn giản nó chỉ mới đạt tỷ lệ cây xanh, thảm cỏ che phủ nhưng khác với công viên là không ai cho phép người dân vui chơi, đi dạo trong đó và không thể xem là “lá phổi xanh, sạch” bởi lượng phân bón và hoá chất, lượng nước cần sử dụng cho sân golf đã biến nó thành “bẩn” và “tàn phá môi trường” khiếp khủng. Nên đặt vấn đề biến “đồi trọc, vùng hoang hoá” thành sân golf để phủ xanh đất trống, đồi trọc là điều đáng và phải làm. Họ tên: Nguyễn Hoàng Nhiều câu nói, nước ta còn nghèo, dân ta còn khổ, nhưng thử hỏi có bao nhiêu công trình dành cho đại bộ phận nhân dân? Nói là dân nghèo chơi miễn phí đấy, không có công trình nào cả, chỉ đầu tư rồi thu tiền chứ không có chuyện cho không nhân dân! Thử hỏi bữa nay vô công viên cũng bán vé vào cổng, gởi xe lấy tiền chứ chẳng không, vậy nói phục vụ dân sinh ở đâu, công trình công cộng nhà nước đầu tư cũng tính lời lãi, vậy hỏi dân được gì cho việc đâu tư đó? Không có gì. |
Chơi golf có nhất thiết phải kèm dự án bất động sản?
5
Bài trước