Chủ tịch Hà Nội: ‘Hệ thống thoát nước cải tạo xong vẫn ngập’

– dự án thoát nước giai đoạn một của hà nội tốn hàng nghìn tỷ đồng đã hoàn tất. ông giải thích thế nào khi đến hôm nay, thủ đô vẫn còn hàng chục điểm ngập úng?

– hệ thống đầu tư thoát nước giai đoạn một đã hoàn tất với năng lực tiêu cơn mưa 172 mm trong 2 ngày. khi hoàn tất giai đoạn 2, năng lực tiêu thoát sẽ tăng gấp đôi, khoảng 360 mm. nhưng trong trận mưa vừa qua, trong 2 ngày, lượng nước tại nội thành đã đạt hơn 600 mm.

với cơn mưa kỷ lục như vậy, cho dù hoàn tất giai đoạn 2 của dự án cũng không thể tránh được úng ngập.

– hiện, chúng ta chỉ còn trông chờ tiêu thoát vào trạm bơm yên sở – đang bị nước tràn vào và có thể sập bất cứ lúc nào. ông nghĩ sao nếu xảy ra sự cố tại trạm bơm duy nhất này?

– hôm qua tôi đến trực tiếp kiểm tra và thấy nước tràn vào trạm bơm sâu 40 cm, lực lượng quân đội đã được huy động để be bờ tát nước. nếu chúng ta không giữ được trạm bơm này thì những ngày tới sẽ chỉ còn tiêu thoát tự nhiên. thủ đô có một hay nhiều trạm bơm không quan trọng, vấn đề là tiêu thoát đi đâu và lưu lượng bao nhiêu.

trong công tác quy hoạch vừa qua, thành phố chưa tính đến mức nước lũ cao nhất. bộ trưởng nông nghiệp cao đức phát và tôi cũng đã thống nhất, sau trận mưa này, phải quy hoạch hệ thống tiêu thoát của hà nội gắn với quy hoạch vùng để đạt hiệu quả. trong giai đoạn 2, dự án tăng cường năng lực thoát nước thành phố sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

người dân phải huy động mọi phương tiện để vượt qua vùng nước ngập sâu. ảnh: cao thế.
người dân phải huy động mọi phương tiện để vượt qua vùng nước ngập sâu. ảnh: cao thế.

– ông nói là công tác tiêu úng vẫn đang triển khai nhưng vì sao số điểm ngập úng hôm nay giảm rất ít so với hôm qua?

– việc tiêu úng bao gồm tiêu chảy tự nhiên và bơm. với những điểm đen úng ngập, sau khi bơm, có thể mặt đường khô nhưng nước ở nơi khác lại dồn về chỗ trũng nên tái ngập. tôi sẽ cố gắng chỉ đạo để giảm thiểu ngay những điểm đen, bức xúc nhất ở trung tâm nội thành.

trạm bơm yên sở đang hoạt động hết công suất để bơm nước ra sông hồng, cố gắng trong 4-5 ngày sẽ tiêu thoát toàn bộ. hiện nước sông nhuệ rất cao nên thành phố chỉ đạo không bơm nước ra sông này. mấy ngày tới khi nước sông rút sẽ bơm nước từ nội thành ra, đẩy nhanh tiến độ tiêu thoát.

– nhiều người dân cho rằng phản ứng của thành phố hà nội vừa qua quá chậm khiến họ có cảm giác bị bỏ rơi. tại sao thành phố không thông báo sớm điểm úng ngập, nghỉ học trên truyền hình, dùng xe tải chở dân qua điểm ngập…?

tôi biết, cuộc sống người dân thủ đô chưa từng gặp trận mưa lớn như vậy nên bị xáo trộn. những ngày qua, lãnh đạo thành phố đều ứng trực cứu nạn, cứu hộ, cung cấp gạo, mỳ gói cho những nơi bị cô lập. 11h đêm thứ sáu tuần trước, một số người dân đã gọi điện cho tôi nói đang bị ngập không về nhà được, tôi đã gọi điện cho anh hùng (sở giao thông vận tải) yêu cầu điều hết xe đến chở bà con về.

một số học sinh chết đuối có thể là do trường thông báo nhưng phụ huynh không biết vẫn đưa con đi học. còn việc thông báo các điểm úng ngập, chúng tôi vẫn thông báo thường xuyên để phân luồng giao thông.

chủ tịch hđnd hà nội ngô thị doãn thanh: "chúng ta cần phải rút kinh nghiệm trong việc thông tin đến người dân. họ cần được biết phải làm gì vào thời điểm này, ví dụ những điểm úng ngập ở đâu, vệ sinh môi trường thế nào. ngay việc thông báo nghỉ học có thể văn bản của giám đốc sở gd&đt mới chỉ đến được hiệu trưởng. nếu ngày mai nghỉ học thì ngay tối nay phải thông báo trên truyền hình.

trong đợt mưa ngập, chế độ báo cáo, cung cấp thông tin của các địa phương lên thành phố cũng còn hạn chế. hiện vẫn còn nhiều điểm dân cư bị cô lập, nhưng nếu chính quyền địa phương không báo cáo đầy đủ thì thành phố không thể biết được nơi nào cần trợ giúp. cán bộ quận, xã là những người gần dân nhất".

việt anh

(theo: vnexpress)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *