trước hết phải kể đến là các “đại” dự án đang và sắp được triển khai và hoàn thành từ nay đến năm 2020 như: Đường cao tốc nối Tp.HCM với Bà Rịa – Vũng Tàu, tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore – Côn Minh (trung Quốc) có 50km chạy qua địa phận Đồng Nai và hòa vào mạng lưới đường sắt Bắc – Nam, các tuyến đường cao tốc Long Thành – Biên Hòa – Dầu Giây, Dầu Giây – Đà Lạt.
Kế đến là dự án sân bay quốc tế Long Thành đang được triển khai xây dựng mới để có thể tiếp nhận từ 80 đến 100 triệu hành khách mỗi năm, tổng vốn đầu tư khoảng 6,6 tỉ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2015.
Bên cạnh đó, theo sở Xây dựng Đồng Nai, nhu cầu về nhà ở ở đây đang tăng lên rất nhanh; trong đó có một phần rất lớn từ người lao động đang làm việc trong các dự án sản xuất, khu công nghiệp. Tổng diện tích nhà ở trên địa bàn tỉnh cần phải xây dựng thêm trong năm 2010, theo tính toán của cơ quan này, là hơn 1,3 triệu m2.
Theo khảo sát ngành lao động tỉnh, năm 2008 đã có hơn 320.000 lao động đang làm việc trong các dự án, nhà máy thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn và hơn 60% trong số này có nhu cầu về nhà ở lâu dài. Nếu tính thêm nhu cầu mới gia tăng từ lao động sẽ làm việc trong các dự án sắp triển khai và nguồn quỹ đất mới mở ra cho đầu tư bất động sản sau khi các đại dự án nói trên hình thành, nhu cầu này trong những năm tới sẽ còn lớn hơn nhiều.
trả lời phỏng vấn của báo chí mới đây, ông Tạ Huy Hoàng, giám đốc sở Xây dựng Đồng Nai cho rằng: Những năm qua Đồng Nai đã làm tốt công tác quy hoạch chung; đặc biệt là các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh như Biên Hòa, Long Thành, Nhơn trạch đã được quy hoạch theo hướng phát triển không gian đô thị hiện đại, hài hòa, đồng bộ với hệ thống giao thông, điện, nước, cây xanh…
Đồng thời, Đồng Nai còn là vùng đất có kết cấu địa chất thuận lợi cho đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng hạ tầng có chi phí thấp, thuận lợi cho phát triển các dự án bất động sản đô thị và bất động sản công nghiệp, chính vì vậy có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bất động sản. Ông Hoàng khẳng định: “Nằm cận kề với trung tâm kinh tế lớn nhất nước là Tp.HCM nhưng lại có giá “mềm hơn” so với Tp.HCM, chắc chắn chẳng bao lâu nữa nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh sẽ trở thành ‘đại công trường’”.
Nhận định về triển vọng phát triển kinh tế của Đồng Nai trong năm nay, chủ tịch UBND tỉnh ông Võ Văn Một trong cuộc gặp gỡ báo chí đầu năm đã cho rằng năm 2009 là năm khó khăn trong phát triển kinh tế nhưng Đồng Nai vẫn cố gắng và đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDp lên tới 9,3%, tăng cao hơn so với tăng trưởng bình quân cả nước (5,2%). Điều này cho thấy tiềm năng của Đồng Nai còn rất lớn, quy mô kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục tăng trưởng khá nhanh.
Tuy nhiên thực tế cho thấy hiện trạng kết cấu hạ tầng trên toàn tỉnh đến nay được xây dựng còn chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và chưa đáp ứng tốt yêu cầu nắm bắt kịp thời các cơ hội phát triển mới trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy, phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung xây dựng nâng cấp các tuyến đường trục giao thông đối ngoại nối các khu vực tập trung đô thị và khu công nghiệp trong tỉnh với bên ngoài, như quốc lộ 51, 56, đường vành đai, các tuyến đường cao tốc là các hướng ưu tiên đầu tư để tạo đột phá trong phát triển thời gian tới của Đồng Nai.
Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp tại các huyện Tân phú, Định quán, Xuân lộc, Cẩm Mỹ được miễn phí sử dụng hạ tầng trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh. Ngoài ra nếu dự án đầu tư ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt khuyến khích đầu tư và danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư theo qui định của Chính phủ, được miễn tiền thuê đất trong thời hạn thuê đất; Các dự án đầu tư thuộc các ngành nghề còn lại được miễn tiền thuê đất trong thời gian 15 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.Các doanh nghiệp thuê đất đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp (không kinh doanh) được miễn tiền thuê đất trong thời hạn thuê đất.
(Theo Đầu tư nước ngoài)