Có một “xưởng chế tác đá” của người tiền sử tại Mộ Cự thạch Hàng Gòn (Đồng Nai)

sau nhiều lần khai quật và nghiên cứu về công trình mộ cự thạch hàng gòn (long khánh, đồng nai), các nhà khoa học cho rằng, khả năng có một “xưởng chế tác đá” của người tiền sử gần khu vực mộ chính.

một cuộc khai quật mới đây tại khu vực “công xưởng”, các nhà nghiên cứu phát hiện ngoài những mảnh gốm cổ bị vỡ, còn tìm thấy nhiều mảnh đá vỡ ra trong quá trình chế tác những phiến đá lớn, trong đó có một mảnh trụ đá bị vỡ ở dạng nguyên vị trí.

theo phó giáo sư, tiến sĩ phạm đức mạnh, tại công xưởng chế tác cự thạch đã phát hiện nguyên trạng lớp đá phế liệu dày tới 15-46cm nằm dưới các phiến đá lớn và các di vật đồng-gốm, tập trung ở đông và đông bắc khu vực khai quật và dàn trải sang cả phần đông nam trong khoảng 12-14m.

ông phạm đức mạnh cho rằng, căn cứ vào vết tích kỹ thuật còn bảo tồn có thể khẳng định, phần lớn những tiêu bản đá được phát hiện là “cuội gia công” (gallets aménagées) được tạo ra từ bàn tay người thợ đá hàng gòn từ thời nguyên thủy. chúng bị thải bỏ sau quy trình chế tác đá và được tạm định niên đại thuộc hậu kỳ đá cũ – sơ kỳ đá mới.

di tích mộ cự thạch hàng gòn, nay thuộc ấp hàng gòn (xã hàng gòn, thị xã long khánh, đồng nai) đã được phát hiện và khai quật từ năm 1927. đến năm 1984, bộ văn hóa đã xếp hạng mộ cự thạch hàng gòn là di tích quốc gia, 1 trong 10 di tích quan trọng ở nam bộ. các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ nam á nói chung và người việt cổ nói riêng. hiện khu di tích này đang được bộ văn hóa thể thao và du lịch và tỉnh đồng nai bảo tồn và tôn tạo, đồng thời tiếp tục nghiên cứu để “giải mã” những “bí ẩn” của công trình kiến trúc độc đáo này./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *