vừa qua, vụ việc vedan xả trực tiếp nước thải ra sông thị vải; cty miwon, cty giấy việt trì xả nước thải trực tiếp xuống sông hồng bị phát giác… đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng. tình trạng nước thải các nhà máy đang là vấn đề nhức nhối nhưng việc xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn (ctr), chất thải nguy hại tại các đô thị và các kcn còn tồn tại nhiều bất cập.
chủ yếu chôn lấp hiện cả nước có 743 đô thị, 160 kcn tập trung và 28 khu kinh tế cửa khẩu, kinh tế đặc thù. nhiều kcn chưa xây dựng được các điểm trung chuyển chất thải công nghiệp, chỉ khoảng 30% kcn, kcx, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, 12/63 tỉnh, thành có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật, 17/91 bãi chôn lấp hiện có của cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, 49 bãi rác đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. ông bùi xuân đoan – phó cục trưởng cục hạ tầng kỹ thuật (bộ xây dựng) cho biết: công nghệ xử lý ctr ở việt nam đang sử dụng gồm chôn lấp, compost (chế biến phân ủ hữu cơ sinh học), tái chế và đốt, trong đó chủ yếu được xử lý bằng cách chôn lấp. phương pháp này phải sử dụng quỹ đất khá lớn và khâu xử lý nước rỉ rác đang gặp nhiều khó khăn. công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc xử lý ctr tại các kcn còn buông lỏng. lượng ctr phát sinh từ các kcn cực lớn, ước khoảng 4.500 tấn/ngày, tập trung chủ yếu ở 2 vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ và phía nam. hiện chưa có thống kê chính xác về khối lượng ctr công nghiệp nguy hại trong toàn quốc, nhưng ước tính khoảng 35 – 40% tổng lượng ctr phát sinh từ hoạt động công nghiệp. bên cạnh lượng phát sinh lớn, đặc điểm của ctr công nghiệp là có thành phần phức tạp và tính nguy hại cao nên việc thu gom, vận chuyển, xử lý tồn tại nhiều bất cập. hầu hết mới chỉ thu gom, vận chuyển được ctr sinh hoạt phát sinh trong các kcn, hoặc thu gom ctr công nghiệp lẫn với ctr sinh hoạt và đưa tới khu xử lý, bãi chôn lấp chung. việc thu gom, vận chuyển và xử lý ctr công nghiệp còn manh mún, tự phát và hiệu quả chưa cao.
phải thành lập thị trường ctr theo ông đoan, quan điểm của bộ xây dựng là chất thải công nghiệp phải xử lý tập trung, không được làm phát tán ra môi trường xung quanh. đối với chất thải nguy hại, cái nào đốt được sẽ đốt, nếu không xử lý được thì phải cất lưu trữ, bê tông hoá chôn vùi vĩnh viễn. ngày 10/7/1999, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược quản lý ctr tại các khu đô thị và kcn việt nam đến năm 2020, đưa ra các mục tiêu và giải pháp chủ yếu để thực hiện. tuy nhiên, theo ông đoan hiện nay chiến lược này có những điểm không còn phù hợp, các chỉ tiêu cần tính toán và điều chỉnh lại một cách tổng thể hơn từ quy hoạch, đầu tư xây dựng đến quản lý vận hành. dự tính quý i/2009 sẽ tiến hành điều chỉnh. việc điều chỉnh sẽ được tiến hành theo hướng ưu tiên khu xử lý cấp vùng, đặc biệt là 3 vùng kinh tế trọng điểm theo quy hoạch vừa được thủ tướng chính phủ phê duyệt. ưu tiên theo hướng liên đô thị, xử lý tập trung, hợp vệ sinh, đặc biệt ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, hạn chế chôn lấp dưới 15%. “ctr cũng là một loại hàng hoá. ở nước ta cũng phải hướng tới thành lập thị trường ctr nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu từ chất thải, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường phát triển bền vững”- ông đoan đưa ra quan điểm. cũng theo ông đoan, để xử lý tốt ctr, đặc biệt tái chế, tái sử dụng nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu này thì việc lựa chọn công nghệ là quan trọng. hiện nay ở nước ta chủ yếu là công nghệ ngoại nhập, giá thành đắt. chính phủ đang khuyến khích áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận để tái chế, tái sử dụng, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời giao cho bộ xây dựng phối hợp với bộ tn&mt cấp giấy chứng nhận công nghệ cho một số công nghệ đạt yêu cầu như công nghệ seraphin, an sinh – asc, cd08 … các công nghệ này có ưu điểm như chi phí đầu tư thấp, phù hợp với tính chất rác thải việt nam, tỷ lệ tái chế cao, diện tích sử dụng đất ít, thời gian thi công nhanh, dễ sửa chữa và thay thế thiết bị. các công nghệ này không cần bãi chôn lấp, không có nước rỉ rác… nên rất thuận lợi trong việc lựa chọn địa điểm và quy hoạch xây dựng. “nhưng để làm triệt để, có hiệu quả thì công tác quy hoạch xây dựng khu xử lý rác thải, chất thải là rất quan trọng. bộ xây dựng đã trình chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý ctr 3 vùng kinh tế trọng điểm bắc – trung – nam đến năm 2020 và đã được thủ tướng phê duyệt. thời gian tới các vùng khác phải được tiếp tục quy hoạch nốt” – ông đoan nhấn mạnh. |
Coi chất thải rắn là một loại hàng hóa
12