1
hệ thống ngân hàng đã bình ổn tính thanh khoản, và còn có hiện tượng thừa tiền vốn khả dụng huy động được. trong khi đó, người dân thực sự có nhu cầu mua nhà để ở trong khi giá xuống thấp, lại không thể vay vốn ngân hàng… ngân hàng thừa tiền do lãi suất huy động vào cao nên không thể cho vay thấp được và số tiền khả dụng này vẫn nằm ở ngân hàng. mỗi tháng các ngân hàng vẫn phải trả lãi nhưng không cho vay được vì sợ rủi ro, vì phải tập trung thu hồi, giảm dư nợ cho vay bất động sản. do vậy, người có nhu cầu mua nhà thật sự cũng không có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, làm thị trường băng giá thêm.
hiện tất cả các loại bất động sản (bđs) từ căn hộ chung cư cao cấp, bình thường và các nền đất đều rớt giá, có khi đến 60% so với lúc giá cao thời điểm cuối năm 2007. và như một số nhận định gần đây thì giá sẽ chạm đáy khi cuối năm 2008 các ngân hàng tiến hành thanh lý tài sản bán ra hoặc tịch biên như đã xảy ra ở mỹ.
nhưng nếu điều này xảy ra thì toàn hệ thống công ty bđs và nhà đầu tư bđs sẽ bị vỡ nợ hàng loạt, kéo theo đó sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng. điều này chỉ có lợi cho các nhà đầu tư cá mập, các tập đoàn bđs nước ngoài có nhiều tiền mặt trong thời điểm hiện nay. chứ những người dân có nhu cầu thật cũng không thể nào mua được tài sản giá thanh lý.
số lượng người dân có nhu cầu thật, cần mua căn hộ, nền đất đã hoàn tất hạ tầng, có thể xây dựng được là rất lớn trong thời điểm giá xuống gần sát đáy như hiện nay. tuy nhiên, họ chỉ có thể có một phần vốn, phần còn lại muốn vay ngân hàng, nhưng rất khó vì lãi suất còn cao khoảng 18 – 20% và việc xét duyệt rất khó khăn. vì vậy làm cho nhu cầu thật mua nhà đất giá rẻ bị đè bẹp, làm mất tính thanh khoản của thị trường bđs.
mặt khác, một số công ty bđs, nhà đầu tư đất trước đây đã mua vào giá cao nhưng muốn bình quân lại, cũng có thể bán giá thấp như hiện nay để trả tiền cho ngân hàng, nhưng vì các kênh tiếp cận vốn của người có nhu cầu thật quá khó nên cũng không bán được làm ngân hàng khó thu hồi được tiền cho vay trước đây.
đến lúc cho vay mua nhà?
giá bđs đã xuống thấp như hiện nay là do chính phủ thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, nên có thể nói người mua không sợ bị mua hớ nữa, và ngân hàng cũng có thể cho người dân có nhu cầu vay mua trong thời điểm này là an toàn, vì trị giá cho vay chỉ là 50% giá trị thế chấp mà thôi. nếu có rủi ro cần thanh lý thì ngân hàng vẫn còn lời. và việc này giải quyết được đầu ra hợp lý cho các ngân hàng.
nếu để đến 31/12/2008 mà thị trường bđs vẫn chưa có tính thanh khoản, trở lại giao dịch bình thường, thì tất cả các khoản nợ bđs hiện nay ở các ngân hàng sẽ trở thành nợ xấu. mặc dù có các tài sản thế chấp khác đảm bảo, nhưng các ngân hàng cũng không thể nào thanh lý được hết các tài sản đảm bảo cùng lúc. vì không thể tìm ra 115.000 tỉ đồng (tổng dư nợ bđs) ở đâu mà mua và thủ tục thanh lý cũng không đơn giản.
khi đó, chẳng những nhà đầu tư bị tịch biên tài sản vỡ nợ táng gia bại sản mà hệ thống ngân hàng cũng rung rinh. và khi đó giá trị cổ phiếu của các ngân hàng dù lớn hay nhỏ cũng sẽ rớt.
đừng nghĩ là các khoản thế chấp còn an toàn mà không hành động, chỉ ngồi chờ quan sát, mà chúng ta phải chủ động đặt ra bài toán và giải bằng nhiều cách khác nhau.
cần tạo tính thanh khoản cho thị trường bđs, giúp các ngân hàng thu hồi bớt khoản cho vay bđs 115.000 tỉ đồng, và giải ngân cho vay số vốn khả dụng hiện nay của các ngân hàng mà không vượt quá hạn mức tăng trưởng tín dụng 30% do ngân hàng nhà nước quy định, giúp người dân có nhu cầu thật có thể vay 50% trị giá bđs định mua với lãi suất vừa phải. điều đó, giúp các ngân hàng không bị tình trạng nợ xấu cuối năm làm ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu.
|