Tối 12-11, tại Quảng trường 17-3, Tp plây Cu, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc Liên hoan Cồng chiêng quốc tế năm 2009.
Ðến dự, có các đồng chí: Hà Thị Khiết, Bí thư T.Ư Ðảng, trưởng ban Dân vận T.Ư; trương Quang Ðược, nguyên: Ủy viên Bộ Chính trị, phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Ksor phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo các bộ, ngành trung ương; các tỉnh, thành phố trên cả nước; đại diện UNESCO tại Việt Nam, hơn 3.000 khách mời cùng các nghệ nhân, diễn viên của 25 tỉnh, thành phố, thuộc 23 dân tộc có cồng chiêng và năm đoàn cồng chiêng quốc tế: Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a.
Lễ khai mạc được chia thành bốn chương, 14 cảnh, gồm: Chương 1: Thiên nhiên, đất và con người Gia Lai-Tây Nguyên, ca ngợi mảnh đất thiên nhiên và con người Gia Lai và Tây Nguyên trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm và hòa bình. Chương 2: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, giới thiệu đậm nét và đặc sắc về Không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu phi vật thể của nhân loại. Chương 3: Hội nhập và phát triển, giới thiệu về sự đổi mới, phát triển của vùng đất Tây Nguyên dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước thông qua việc giao lưu hợp tác văn hóa cồng chiêng. Chương 4: Sức sống cồng chiêng kết nối khối đại đoàn kết, khẳng định giá trị sức sống của cồng chiêng- sức sống của Việt Nam; là sợi dây kết nối tình đoàn kết gắn bó của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Sau phần nghi lễ, trước khi bước vào phần lễ hội chính thức, năm già làng, đại diện cho năm tỉnh Tây Nguyên đã cùng thắp lên ngọn đuốc, thể hiện quyết tâm cùng với nhân dân và buôn làng gìn giữ và phát huy bản sắc vốn có của cồng chiêng Tây Nguyên.
Kết thúc đêm lễ hội là hình 1.000 chiếc cồng chiêng kết thành Khuê Văn Các trên nền trời rực rỡ của màn trình diễn pháo hoa, thể hiện tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên hướng đến Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
trong dịp diễn ra Liên hoan Cồng chiêng quốc tế năm 2009, có nhiều hoạt động như: Hội thảo xúc tiến đầu tư; Hội thảo “Sự biến đổi kinh tế – xã hội và công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của Việt Nam và các nước trong khu vực; Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao với 450 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp tham gia; Hội làng nghề Tiểu thủ công nghiệp với 30 gian hàng trình bày các sản phẩm do nghệ nhân cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên sản xuất; làng văn hóa ẩm thực; triển lãm ảnh các học giả pháp trước năm 1954 về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam-Hà Nội; triển lãm cồng chiêng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai và Kon Tum. |
Ðậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
0
previous post