1. Cầu Thăng Long được đầu tư hơn 90 tỷ đồng để bóc toàn bộ lớp phủ mặt cầu cũ, làm mới lớp phủ mặt cầu rộng 16,5m, dài gần 1,7km. Cầu được sửa chữa từ tháng 10/2009 đến ngày 20/12/2009. Tuy nhiên, 2 tháng sau khi thông xe, cây cầu huyết mạch nối trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài đã xuất hiện hàng loạt vết nứt kéo, tách như ảnh hưởng của hiện tượng co rút với độ mở rộng vết nứt khoảng 3 – 5cm, độ dài trung bình từ 2 – 4m cho mỗi vết nứt. Diện tích mặt đường phải xử lý do vết nứt là 200m2, trên tổng số mặt đường vừa sửa chữa là 27.000m2. Sự việc khiến dư luận bất bình!
2. Bàn về việc này, ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Xây dựng cho rằng: “Tôi không nghi ngờ yếu tố công nghệ tiên tiến mà cho rằng yếu tố đảm bảo đúng công nghệ có vấn đề. Việc này có thể coi như là học phí chúng ta phải bỏ ra trả cho công nghệ mới”. Và ông cho rằng, đây là bài học đắt giá cần phải sâu sắc rút kinh nghiệm. (?!!) Còn ông Doãn Minh Tâm, Viện trưởng Khoa học và Công nghệ GTVT thì cho biết, do không lường trước yếu tố bất lợi của thời tiết nên một số mẻ bê tông nhựa không đạt chất lượng, gây nứt vỡ mặt cầu Thăng Long. “Các nghiên cứu trước đây chỉ đặt ra việc thi công bê tông nhựa ở thời tiết trên 15 độ, do vậy nhiều mẻ bê tông đã được rải không đạt chất lượng. Đáng lẽ chúng tôi phải yêu cầu nhiều máy lu lèn hơn và thi công nhanh hơn thì bê tông sẽ đảm bảo nhiệt độ, không xảy ra nứt vỡ như hiện nay”
3. Nói như ông Tâm thì nghĩa là: Chung quy chỉ tại ông trời! Nhưng, trách nhiệm của một đơn vị tư vấn giám sát như Viện Khoa học và Công nghệ GTVT của ông là không được để cái “đáng lẽ” đấy xảy ra. Làm tư vấn giám sát mà đổ tại trời như ông thì… Đáng lẽ… |
Đáng lẽ…
88
Bài trước