Chỉ trong thời gian ngắn, giá đất tại các đô thị trên các tuyến đường Láng – Hoà Lạc, Lê Văn Lương tăng đến chóng mặt. “Sức nóng” ấy lan tới cả những vùng quê ven đô gần trục Láng – Hoà Lạc.
Đất đô thị phía Tây tăng “nóng” Cho đến thời điểm này, đất KĐTM Dương Nội đã tăng 20 – 30%. Đất biệt thự được giao bán với giá trên 35 triệu đ/m2, căn liền kề được bán với giá 22 triệu đ/m2. Thậm chí căn ở vị trí đắc địa, sát đường lớn, nhìn ra hồ nước lên đến trên 50 triệu đ/m2 (biệt thự) và 40 triệu đ/m2 (liền kề). Giá cao nhưng hàng khan, giao dịch nhỏ giọt vì nhiều nhà đầu tư giữ hàng. Anh Nguyễn Ngọc Huy, một khách hàng cho biết anh đầu tư dài hơi nên không muốn bán trong thời điểm này vì từ nay đến ngày tuyến đường Lê Văn Lương hoàn thành chỉ còn hơn 300 ngày nữa, chắc chắn giá sẽ còn tăng nhiều. Theo nhân viên môi giới BĐS Nguyễn Quỳnh Anh, trên trục Láng – Hoà Lạc, An Khánh đã và vẫn là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư. Đất ở KĐTM Nam An Khánh được giao bán với giá gần 30 triệu đ/m2. Splendora được nhiều khách hàng đặc biệt quan tâm, giá chênh lên đến trên 2 tỷ đ/căn biệt thự. Không mua được đất trong KĐTM, nhiều khách hàng quan tâm đến khu tái định cư, vì vậy đất ở các khu này cũng tăng khá nhanh. Đất mặt đường khu dãn dân Nam An Khánh được giao bán với giá trên 40 triệu đ/m2. Khu tái định cư được giao bán với giá trên 15 triệu đ/m2 nhưng ít người bán. Cách Hà Nội hơn hai chục cây số, nhưng sức hút của khu tái định cư KCN Bắc phú Cát cũng không kém gì “đàn anh đàn chị” ở gần Hà Nội. Nếu 10 ngày trước, 1 lô đất 300m2 có giá 950 triệu thì nay được giao bán với giá 1,2 tỷ, thậm chí lô đất hai mặt tiền còn được “hét” với giá 1,6 tỷ đồng. Không mua được đất dự án, không mua được khu tái định cư, một số nhà đầu tư nhỏ lẻ đã chuyển sang mua đất kẹt giữa các KĐT như Lại Yên. Theo chân cò đất cùng một khách hàng, vòng qua đường làng và ngõ sâu hun hút, đến mảnh đất có vị trí mà “cò” giới thiệu “tuyệt đẹp” vì ở ngay cạnh “thiên đường”, quay mặt nhìn ra. Mảnh đất 132m2, mặt tiền 6,8m này được giao bán với giá 2,376 tỷ đồng. Anh Nguyễn Văn Minh, một khách hàng lý giải: Sống ở đô thị mới rất thích, không khí thoáng mát, trình độ dân trí cao, văn minh hiện đại nhưng tôi không đủ tiền để mua biệt thự ở Splendora vì vậy tôi tìm mua đất ở đây. phải mua ngay từ bây giờ vì vài nữa năm đô thị được xây dựng cơ bản, đất ở đây sẽ không còn giá 18 triệu đ/m2 như bây giờ.
Đất quê cũng tăng giá Không chỉ “nóng” ở các đô thị mới dọc tuyến đường Lê Văn Lương, Láng – Hoà Lạc, mà “sức nóng” ấy đã lan tới những làng quê vốn rất yên bình. Qua hơn hai chục ki-lô-mét đường Láng Hoà Lạc và một con đường vòng vèo, cuối cùng tôi cũng đến được phú Cát. Ngồi nghe ông Nguyễn Văn Thi, nguyên là một lão nông, mới chuyển sang “cò đất” phân tích lý do đất làng ông bán chạy, tôi không khỏi phì cười. “phú Cát có nghĩa là giàu về đất cát. Ai cũng thích mua đất ở làng tôi đấy. trăm người mua đều trúng cả trăm nên nhiều người tìm đến lắm. Đất trong làng giá tăng rất cao nhưng không có mà mua” – ông Thi say sưa giới thiệu. mặc dù cách Hà Nội hơn hai chục ki-lô-mét, nằm sâu trong làng, đất phú Cát được bán với giá 3 – 4 triệu đ/m2. Nếu người dân đô thị “vin” theo giá vàng để tăng giá đất thì người dân nông thôn đưa ra lý d Nhiều người Hà Nội về mua, không có đất mà bán. Thực tế, hầu hết giao dịch mua bán đất ở nông thôn đều không qua sàn, giá cũng do người bán và người tự thoả thuận nên không được kiểm soát. Các “cò” trong làng liên kết với nhau và cùng liên kết với chủ đất tự nâng giá bán. Đi đến đâu tôi cũng được nghe “bài” quen thuộc: Đất chỉ sốt ở thôn em thôi. Người đến tìm mua thì nhiều nhưng người bán thì ít. Có mảnh này, mảnh kia, bác không quyết nhanh là mất. Cách đây 3 ngày, đất mặt đường Láng – Hoà Lạc ở Km15 được bán với giá 22 triệu đ/m2, thì nay giá tăng lên 25 triệu đ/m2. Đất thôn Quyết Tiến – Vân Côn (Hoài Đức) cũng lên đến 14 – 15 triệu đ/m2… Nghe “cò” hét giá mà người mua không khỏi giật mình. Mua theo phong trào Anh Nguyễn Quốc Cường, nhân viên môi giới Cty QM cho biết, thị trường sôi động như vậy nhưng tỷ lệ giao dịch thành công khá khiêm tốn. Theo bà Vũ Thị Hoà, phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS, nguyên nhân chính làm cho giá BĐS ở một số khu vực có những biến động không bình thường là do tâm lý người mua, giá vàng tăng dân đổ xô đi mua vàng, chứng khoán tăng đổ đi mua chứng khoán. Khi vàng, chứng khoán tăng giảm thất thường, người dân trở về đầu tư BĐS. Người có đất lo giá còn tăng nên không dám bán, người mua thấy giá cao nên vội đi mua, dẫn tới tình trạng khan hàng, giá bị đẩy lên cao. Bà Hòa khuyến cáo người dân cần bình tĩnh xem xét và mua ở các sàn giao dịch BĐS để tránh tình trạng bị ép giá. Thời gian tới, hàng loạt các chung cư sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng, đồng thời nhà ở dành cho người có thu nhập thấp được triển khai sâu rộng hơn, chắc chắn thị trường sẽ được điều tiết. |