Trang chủ » Dấu ấn trong công tác quản lý Nhà nước

Dấu ấn trong công tác quản lý Nhà nước

trong bối cảnh hoạt động kinh tế xây dựng tăng tốc khắc phục khó khăn, đưa giá trị SXKD đạt mức 123.437 tỷ đồng, tăng 14,6% so với thực hiện kế hoạch năm 2008, thì công tác quản lý Nhà nước (QLNN) càng phải nhanh chóng tăng tốc để thích ứng với tình hình mới. Như đánh giá của phó Thủ tướng Hoàng trung Hải tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và bàn biện pháp thực hiện kế hoạch năm 2010 của Bộ Xây dựng thì chính xác là “Ngành Xây dựng đã tham gia tháo gỡ khó khăn cho các địa phương bằng việc hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng cải tiến hơn, thông thoáng hơn, mang lại hiệu quả tích cực cho địa phương và đất nước. Khối các DN Bộ Xây dựng cũng đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu vào sự tăng trưởng GDp của đất nước, đồng thời chứng tỏ được sự năng động khi nắm bắt kịp thời các cơ hội đầu tư trong nền kinh tế hội nhập”.


Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân trao Cờ thi đua của Chính phủ
cho các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.   Ảnh: khánh hưng

“Bám sát” công tác QLNN với tinh thần trách nhiệm cao

– 29 đơn vị được tặng Cờ Thi đua Chính phủ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dẫn đầu công tác thi đua khen thưởng của Bộ Xây dựng.

– 33 đơn vị được tặng cờ Thi đua xuất sắc của Bộ Xây dựng.

– 66 đơn vị được tặng Bằng khen

Báo cáo tổng kết năm 2009 của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Thường trực Cao Lại Quang trình bày đã nêu khá rõ: trong năm 2009, Bộ Xây dựng đã tập trung công tác xây dựng pháp luật, triển khai thực hiện các đề án được thông qua với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là xây dựng đồng bộ, đầy đủ, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng phủ kín các lĩnh vực hoạt động, phân cấp mạnh, rõ quyền, rõ trách nhiệm, thủ tục đơn giản, thông thoáng… Bộ đã hoàn thành dự thảo để Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 Luật; trình Chính phủ ban hành 1 Nghị quyết, 6 Nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Quyết định và ban hành theo thẩm quyền 40 Thông tư hướng dẫn liên quan đến các lĩnh vực QLNN ngành Xây dựng, có tính chất tạo bước đột phá trong công tác QLNN, quản lý đô thị, hoạt động kinh tế ngành…

Một số văn bản quan trọng đã và đang tiếp tục được nghiên cứu, ban hành như: Luật QH đô thị đã được Quốc hội thông qua, Đề án nghiên cứu mô hình QH xây dựng nông thôn mới; Đề án phát triển thị trường BĐS; Đề án tạo quỹ đất của nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, Chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở, Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ; Đề án đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình…

Công tác quản lý hoạt động xây dựng với các nội dung tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng, cấp phép, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý kinh tế xây dựng… đang từng bước vươn lên mạnh mẽ hơn, với phương châm quản lý gắn kết và ngày càng tiệm cận thực tiễn cuộc sống.

Chú trọng nâng cao năng lực quản lý cho chính quyền đô thị

Đây là vấn đề được rất nhiều các đại biểu tham dự Hội nghị quan tâm cũng như đóng góp ý kiến xây dựng. Ông phạm Xuân Điều – Giám đốc Học viện   Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị cho biết: Nhiệm vụ tiên quyết là phải tập trung nâng cao năng lực nhận thức của cán bộ quản lý xây dựng các cấp, nhưng mảng quan trọng lúc này phải tập trung chính là đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho chính quyền đô thị – một phương thức đào tạo bài bản và mang lại hiệu quả rất cao. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ quản lý trật tự xây dựng đô thị, thanh tra chuyên ngành Xây dựng tại địa phương cũng là việc không thể chậm trễ.

Còn ông trần Tuấn Anh – phó Chủ tịch UBND Tp Cần Thơ cùng một số đại diện lãnh đạo ngành Xây dựng địa phương thống nhất cao quan điểm cho rằng, các địa phương cần xác lập mô hình Thanh tra Xây dựng 4 cấp chuyên nghiệp (đến tận xã phường) bởi những lợi ích thiết thực và to lớn của nó mang lại.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật xây dựng

Các địa phương đều cho rằng năm 2009 công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ được tiến hành sâu rộng, phủ kín các hoạt động, đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương. Tuy nhiên nhu cầu thông tin quy hoạch (QH) đáp ứng yêu cầu quản lý các địa phương hiện rất lớn. Luật QH đã có hiệu lực đầu năm 2010 là một thành công. Đề nghị Bộ sớm có hướng dẫn thi hành, đặc biệt với các thông tư hướng dẫn nên đi vào khung chứ không nên quá chi tiết bởi thực tế cho thấy, nếu chi tiết quá thì có thể hợp với địa phương này mà không phù hợp hoặc khó áp dụng với các địa phương khác.

phó Chủ tịch thường trực UBND Tp Hà Nội, ông phí Thái Bình thẳng thắn phát biểu: Cần thúc đẩy tiến độ phê duyệt QH Thủ đô quyết liệt hơn, từ đó đặt mục tiêu xây dựng một thủ đô văn minh, hiện đại… Đại diện Tổng hội Xây dựng Việt Nam bày tỏ quan điểm lo ngại về việc xây dựng các công trình nhà ở mới tại các khu đô thị cũ đã xuống cấp nghiêm trọng thay vì việc thiết lập các công trình công cộng nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân. trong bối cảnh này, sự mong mỏi của cư dân đô thị về một nghị định có tầm bao quát lớn về quản lý công trình công cộng và xây dựng đô thị hiện đại có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm…

Các giải pháp chính yếu

phát biểu tại Hội nghị, phó Thủ tướng Hoàng trung Hải chỉ đạ Năm 2010,  đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu để tháo gỡ, cải tiến hơn nữa các văn bản, thủ tục liên quan đến hoạt động xây dựng. Bộ Xây dựng cùng các bộ, ban, ngành liên quan có thể hợp lực để đưa ra các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính, tạo ra các nguồn lực lớn để hỗ trợ hoạt động kinh tế xây dựng phát triển. Việc phủ kín QH, coi QH là vấn đề sống còn để tăng cường quản lý. phải đôn đốc từng địa phương để đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng QH.

Năm 2010, Bộ Xây dựng đưa ra 11 mục tiêu kế hoạch và 10 nhóm giải pháp chủ yếu. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh: Tới đây Bộ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách  trong lĩnh vực QLNN ngành Xây dựng, đổi mới nội dung phương pháp lập QH xây dựng, hồ sơ và thủ tục thẩm định, phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương. Bộ tập trung nghiên cứu cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển, cải tạo và chỉnh trang đô thị, huy động các nguồn vốn từng bước xã hội hóa công tác QH xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; chăm lo đào tạo, nâng cao nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xây dựng các cấp đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong tình hình mới.

Banner

Có thể bạn cũng thích

Về KIẾN TRÚC.VN

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

©2006-2025. All Right Reserved. Designed and Developed by kientruc.vn.