Bộ Xây dựng vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận bổ sung vào quy hoạch 9 dự án sản xuất xi măng mới. Theo Bộ, đây là 9 Dự án có điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vùng, hoặc dự án chuyển đổi công nghệ. Đó là các dự án: Dự án xi măng Tân Thắng (Quỳnh Lưu, Nghệ An), công suất 1,8 triệu tấn/nămdo Công ty Cổ phần xi măng Tân Thắng làm chủ đầu tư . Dự án xi măng Yến Mao công suất 910.000 tấn/năm (Thanh Thuỷ, tỉnh phú Thọ), do Công ty Cổ phần xi măng Hữu Nghị làm chủ đầu tư. Dự án xi măng Hoàng Mai 2 công suất 1,4 triệu tấn/năm (Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), do Công ty Cổ phần xi măng Hoàng Mai (Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam giữ cổ phần chi phối. Dự án xi măng Yên Bình 2 công suất 1 triệu tấn/năm (Yên Bình, tỉnh Yên Bái), Công ty Cổ phần xi măng Yên Bình (Tổng Công ty Vinaconex giữ cổ phần chi phối).
Dự án chuyển đổi công nghệ và nâng công suất dây chuyền ướt của xi măng Bỉm Sơn, công suất cũ là 0,6 triệu tấn/năm đề nghị chuyển đổi và nâng công suất lên 1,2 triệu tấn/năm. Dự án chuyển đổi công nghệ và nâng công suất 2 dây chuyền ướt của xi măng Hà Tiên 2, công suất cũ là 0,24 triệu tấn/năm đề nghị chuyển đổi thành một dây chuyền và nâng công suất lên 1,4 triệu tấn/năm. Dự án xi măng Tân Lâm – tỉnh Quảng trị, Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần xi măng Tân Lâm, công suất 1,2 triệu tấn/năm. Chủ đầu tư cam kết xuất khẩu 100%, đã có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty American Material Investment Corporation và với Công ty YK American Group Hoa Kỳ. Hai dự án xi măng lò đứng chuyển đổi sang công nghệ lò quay là: Dự án xi măng phú Tân (Kim Môn, tỉnh Hải Dương), chủ đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn phú Tân, công suất 350.000 tấn/năm (thực tế dự án đã xây dựng xong, đang chạy thử). Dự án xi măng Ngọc Hà (Thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang), chủ đầu tư là Công ty Cổ phần xi măng Ngọc Hà, công suất 350.000 tấn/năm (dự án đang triển khai xây dựng). |