các ý kiến trong hội thảo quy hoạch phát triển khu vực sông hồng, ngày 16/12, đều cho rằng việc di dời 39.100 hộ dân là không tưởng, đặc biệt khi tính đến chi phí đền bù, diện tích đất ở, nhân công xây dựng…
ông đào ngọc nghiêm, phó chủ tịch hội quy hoạch phát triển đô thị hà nội lo ngại, phải di dời tới 39.100 hộ và số hộ tái định cư lên đến gần 2.900. sau quy hoạch sẽ cung cấp nhà ở cho 97.000 hộ (khoảng hơn 400.000 dân) là những vấn đề cần xem xét. “hà nội mở rộng không thể chấp nhận đất ở bình quân chỉ hơn 10 m2 mỗi người. đó là chưa kể đến các làng nghề, điểm dân cư truyền thống chưa làm rõ vấn đề xử lý”, ông nghiêm bày tỏ. không đồng tình với dự án về việc coi các hộ gia đình có nhà ở ngoài bãi sông đều là cư trú trái phép, ông nguyễn văn bức, tổng giám đốc công ty cổ phần tư vấn quốc tế và xây dựng giao thông hà nội, cho rằng, cho rằng lịch sử đô thị hóa của hà nội đã xác định đơn vị hành chính là các phường ở ngoài đê như phường tứ liên, chương dương, phúc xá, phúc tân. kinh nghiệm thực tế cho thấy chi phí đền bù thường phát sinh rất lớn so với dự án ban đầu, thậm chí vượt quá khả năng tài chính của các chủ đầu tư. “dự toán kinh phí bồi thường tái định cư là 1.564 triệu usd chắc chắn không đủ, không phù hợp với chi phí thực tế”, ông bức nhận định. cũng theo ông bức, khu bãi giữa sông hồng cần xây dựng công viên sinh thái, khu vui chơi giải trí phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. nhiều ý kiến cho rằng, khi hà tây sáp nhập, quỹ đất của hà nội được mở rộng nên việc xây các khu đô thị mới không còn nan giải. tuy nhiên, nếu để thành phố hà nội chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính, đền bù và di dời các hộ dân là việc làm quá sức. dự án mới chỉ chứng minh tính khả thi của việc cải tạo hai bên bờ sông còn phía di dân chưa đề cập nhiều. ông nguyễn thu thanh, viện phó viện quy hoạch phát triển đô thị nông thôn cho rằng, hàn quốc mới chỉ nêu ra theo luật đê điều là dân ngoài đê phải đi hết, còn việc có giải quyết được hay không lại đẩy cho bên việt nam làm. “chúng tôi luôn luôn đặt câu hỏi đường vành đai 3 trong 10 năm chúng ta chưa giải quyết được. nếu được phê duyệt, cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử này sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, ông thanh lo lắng. thêm vào đó, việc di dời 39.100 hộ dân đã vô cùng phức tạp, song số nhân lực xây dựng tuyển dụng thi công dự án lên đến 57.500 người. hà nội sẽ trở thành một công trường khổng lồ trong 12 năm kèm theo một loạt vấn đề phát sinh. ngoài việc lo ngại về điều này, ông nguyễn hoàn, hội kinh tế việt nam, còn băn khoăn về chất lượng tái định cư. theo ông hoàn, công tác tái định cư không chỉ dừng lại ở việc nhận đủ tiền đền bù và nhận nhà ở. điều quan trọng là phải đảm bảo cơm ăn áo mặc, con trẻ được học hành đúng trường lớp. “phương án bồi thường bằng tiền mặt hoặc bằng cách cung cấp chung cư cho thuê dài hạn mới chỉ đáp ứng được 29.000 hộ còn 10.100 hộ nữa vẫn chưa giải quyết được. người dân sẽ rơi vào tình cảnh không nghề nghiệp, không tài sản, con cái thiếu học hành mấy đời nối tiếp nhau”, ông hoàn bức xúc. ông hoàn lo ngại đặt ra câu hỏi: “vấn đề di dân, tái định cư không thực hiện tốt sẽ để lại những hậu quả khôn lường và dẫn tới hàng vạn hộ dân không yên lòng giữa thủ đô, ai có thể hình dung những điều gì có thể xảy ra”. đại diện phía hàn quốc, ông koo yo han, trưởng đại diện hà nội, tổ dự án sông hồng cũng cho rằng giống như dự án phát triển sông hàn, việc di dân cho thành phố ven sông hồng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. tuy nhiên, theo ông koo yo han, vấn đề quan trọng là đảm bảo tính mạng người và tài sản của những người dân sinh sống ở ngoài khu vực bãi. “chúng tôi đặt ra mục tiêu đến năm 2020, dù khó khăn đến mấy cũng phải hoàn thành xong kế hoạch di dân”, ông koo yo han nói. cũng trong buổi hội thảo, có ý kiến cho rằng trong khi phía việt nam còn đang ngồi bàn bạc thì bản kỹ thuật về dự án đã được gửi sang phía hàn quốc. tuy nhiên, ông koo yo han đã bác bỏ tin đồn này. tổng diện tích dự án quy hoạch ven sông hồng là 10.200 ha. trong đó, có 39.100 hộ thuộc đối tượng di dời và được chia làm 3 giai đoạn. giai đoạn 1, không rõ thời gian, di dời 11.102 hộ. giai đoạn 2 (2008 -2012), di dời 19.318 hộ; giai đoạn 3 (2013 – 2016), di dời 8.680 hộ. hội thảo lần thứ ba về quy hoạch thành phố ven sông hồng vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng về việc di dân, tái định cư. |
Di dân TP sông Hồng không khả thi
1