DN phải chú ý chất lượng và giá cả

trong năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho nhu cầu về thép tại hầu hết các thị trường trên thế giới giảm mạnh, tiêu thụ chậm. Do đó, xảy ra tình trạng các DN thép nước ngoài đã đưa các sản phẩm phôi thép và thép thành phẩm vào Việt Nam bán phá giá.

Từ cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng phát. Giá nguyên liệu thép bất ngờ giảm mạnh. Chỉ trong vòng 3 tháng, từ tháng 8 đến tháng 12/2008, giá nguyên liệu thép đã giảm 2/3 (giá phôi chỉ còn khoảng 300 USD/tấn) so với thời kỳ đỉnh cao. Thế nhưng, các nhà sản xuất trong nước vẫn không tiêu thụ được sản phẩm do nhu cầu thép xuống thấp, gây không ít khó khăn cho các đơn vị sản xuất thép trong nước.

Các biện pháp đã được Chính phủ nhiều nước áp dụng như: Giảm thuế, miễn thuế, hạ lãi suất tín dụng, hỗ trợ xuất khẩu, bảo hộ thị trường trong nước, khuyến khích sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu… đã tạo ra một lượng hàng giá thấp tràn vào Việt Nam

Có những thời điểm, lượng thép ngoại nhập vào Việt Nam với mức bình quân 38 nghìn tấn/tháng dạng thép cuộn f 6, 8 làm cho thị phần tiêu thụ thép cuộn của các DN sản xuất thép trong nước giảm sút mạnh, đặc biệt là thép cuộn từ trung Quốc.

Tuy nhiên thép nhập nên chỉ thâm nhập vào được những phân khúc thị trường thuộc vùng sâu cùng xa, nơi không có sự kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng. Tại những thành phố trọng điểm xây dựng như Tp.HCM, Đà Nẵng chỉ có những loại thép đảm bảo chất lượng thì mới được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.

Bằng nỗ lực hết mình, các đơn vị sản xuất thép trong nước đã phấn đấu vượt qua những khó khăn trước mắt để vực dậy ngành công nghiệp thép trong nước. Tính chung, ngành thép trong nước vẫn duy trì và có mức tăng trưởng khá hơn năm 2008.

Theo cam kết gia nhập WTO, từ năm 2014 trở đi, khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu thép xuống còn 0 – 5% và theo cam kết khu mậu dịch tự do trong khuôn khổ hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEpT/AFTA từ năm 2006 Việt Nam có 5.000 dòng thuế chỉ còn 0 – 5%, trong đó có thép và đến năm 2015 chỉ còn mức 0%. Vì vậy, trong tương lai ngành thép Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức lớn hơn hiện nay.

trong năm 2010, theo nhận định, tình hình kinh tế thế giới cũng chưa thoát khỏi cơn suy thoái toàn cầu. Do đó các nước vẫn duy trì chính sách bảo hộ sản phẩm trong nước và khuyến khích xuất khẩu nên tình trạng thép nhập lậu vẫn có thể sẽ là mối lo cho các đơn vị sản xuất trong nước. Chính phủ nên chỉ đạo các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ chất lượng thép nhập tại các cửa khẩu, kiểm tra kỹ bộ chứng từ để bảo vệ người tiêu dùng và tránh các trường hợp gian lận về thuế nhập khẩu.

trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn của thép nhập lậu, giá rẻ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm sản xuất trong nước, các DN thép Việt Nam cần trang bị đầu tư cho mình các dây chuyền sản xuất hiện đại, giảm thiểu chi phí để sản phẩm thép đạt chất lượng cao, giá thành hạ để tăng tính cạnh tranh với thép nhập lậu.

trong xu thế đó, Nhà máy thép pomina đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại gồm nhà máy luyện và nhà máy cán có tổng công suất 1,1 triệu tấn/năm. Nhà máy luyện phôi được ứng dụng công nghệ Consteel Techint của Italia tiên tiến nhất hiện nay có thể sử dụng nhiệt thoát ra để sấy phế liệu, giúp giảm giá thành sản xuất do tiêu hao nguyên liệu thấp đồng thời hạn chế khí thải và bảo vệ môi trường. Nhà máy cán thép sử dụng công nghệ Vai Siemen hàng đầu của Đức giúp tiết kiệm năng lượng, giảm tối đa chi phí…

Hy vọng, với sự đầu tư bài bản và đúng hướng, chúng tôi sẽ gia tăng được khả năng cạnh tranh của thương hiệu thép pomina trên thị trường Việt Nam và tiếp tục gia tăng hơn nữa lượng thép xuất khẩu sang thị trường các nước nhằm khẳng định uy tín cũng như chất lượng thép pomina, thương hiệu thép của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nguyễn phạm Vân Thi
Cty thép Bắc Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *