KTĐT – Đô thị hóa cùng tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã tạo ra nhữngbiến đổi toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian kiến trúc, môi trường… làm thay đổi lực lượng sản xuất và quan hệ xã hội.
Điều tất yếu xảy ra, nông nghiệp, nông thôn và nông dân là những đối tượng đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Những đổi thay…
Ngay từ Đại hội IX của Đảng đã có nhiều tham luận về vấn đề Tam nông trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đến Hội nghị lần thứ Bảy khóa X, tháng 7/2008, vấn đề Tam nông đã được bàn rất kỹ trên cơ sở nhìn lại những thành quả và hạn chếđã triển khai trong những năm qua.
Đầu thế kỷ XX, cư dân thành thị ở Việt
Tính đến năm 2008, cả nước đã có 200 khu công nghiệp, trên 700 điểm dân cư đô thị, tăng hơn 40% so với năm 1995. Đã có 96% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 70% số xã có đường ô tô được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, 99% xã có điện, 94,4% xã có điện thoại, 88% xã có điểm bưu điện – văn hóa. Hệ thống trường học, trạm xá, nhà văn hóa được xây dựng đồng bộ…
Hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và tại các tụ điểm dân cư đã tạo điều kiện làm sôi động thêm quá trình đô thị hóa ở nông thôn, nâng giá trị sử dụng đất đai, làm xuất hiện những ngành nghề mới, nâng cao giá trị ngày công lao động, làm cho diện mạo đời sống tại các vùng nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng và có những sắc thái mới. Đời sống, sinh hoạt của người dân ở vùng nông thôn đã được cải thiện đáng kể.
… và nhiều trăn trở
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã đóng góp to lớn cho công nghiệp hóa – hiện đại hoá và đô thị hóa, nhưng bên cạnh nhữngthành quả còn tồn tại nhiều hệ lụy cần sớm giải quyết như: Sự tồn đọng lao động ở nông thôn do chính sách pháp luật liên quan đến người bị thu hồi đất, vùng bị thu hồi đất còn thiếu đồng bộ, chưa thực tiễn, khiến dòng di dân từ nông thôn vào đô thị không thể kiểm soát được, làm xáo trộn và đảo lộn nhiều bình diện xã hội đã được đề ra mà không thể thực hiện.
Sự chậm chạp, ít hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, do tầm nhìn trên bình diện vĩ mô và vi mô còn hạn chế.
Phá hỏng trật tự về thuần phong mỹ tục trong nông thôn do các yếu tố phi văn hóa, phản văn hóa, không được quản lý tác động vào nền văn hóa của các làng xã, vào nếp sống, lối sống của người nông dân.
Sự phân tán, chia cắt trong quy hoạch khiến nhiềuđất đai “bờ xôi ruộng mật” bao đời nay là tư liệu sản xuất quan trọng và quý giá nhất của người nông dân, nền tảng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đã bị sử dụng phí phạm… Chỉ tính từ 2001- 2007, gần 10 vạn ha đất nông nghiệp đã bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, làm giao thông và các khu dân cư. Trong đó 50% diện tích đất nông nghiệp thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm và 80% trong đó là đất đai màu mỡ cho hai vụ lúa/năm.
Trên bản đồ phản ánh tình hình đô thị hóa của cả nước, dễ dàng nhận ra sự phân tán, không đồng đều giữa các vùng miền, thiếu một tầm nhìn thống nhất về quy hoạch. Tình trạng này diễn ra nhiều ở ngoại vi các thành phố lớn và các vùng phụ cận, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Việc tùy tiện trong xây dựng, quy hoạch kiểu “chỉ tay” đã khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị cắt xén nham nhở, rất nhiều khu “đất kẹt” giữa các dự án không thể trồng trọt, “làm mồi” cho nạn lấn chiếm.
Với riêng Hà Nội, trước khi được mở rộng, trải đã qua ngàn năm phát triển mà trong lòng vẫn còn khoảng 10% đất nông nghiệp. Nay sát nhập với tỉnh Hà Tâydiện tích đất nông nghiệp còn tới 70%. Nếu không được quy hoạch với tầmnhìn thấu đáo về quá trình đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn thì những hệ lụy sẽ rất khó lường.
KTS Lê Vũ Phàm