Đồng Tháp: Phát triển 5 mô hình cung cấp nước sạch nông thôn

đồng tháp đang phát triển mạnh 5 mô hình cung cấp nước sạch nông thôn: mô hình hợp tác xã quản lý khai thác , ban hoặc tổ hợp tác thuộc uỷ ban nhân dân xã quản lý (nguồn vốn đầu tư nhà nước), công ty tnhh một thành viên cấp nước và vệ sinh môi trường đô thị tỉnh nối mạng với hệ thống cấp nước của công ty, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác quản lý (nguồn vốn nhà nước hỗ trợ, vốn tư nhân, vốn dân đóng góp) và mô hình tư nhân trực tiếp quản lý (nguồn vốn đầu tư của do một tư nhân hoặc một vài tư nhân cùng tham gia đóng góp) . đến nay toàn tỉnh xây dựng được 335 trạm cấp nước tập trung, 8.000 giếng khoan lắp bơm tay, cấp phát 16.579 bộ bình lọc, xô lọc nước, các hộ đã xây dựng trên 1.200 bể chứa nước loại 4m3, nâng tỷ lệ cấp nước sạch nông thôn phục vụ nhân dân từ 18,7% năm 2001 lên 63,5% vào năm 2008 .

thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn phát động, đến nay tỉnh đồng tháp đã được các nguồn vốn trung ương đầu tư và của địa phương và các tổ chức quốc tế tài trợ xây dựng . đặc biệt bộ đội biên phòng tỉnh đồng tháp đã xây 2 trạm cấp nước sạch ở đồn biên phòng 905 và 911 thuộc khu vực huyện tân hồng và hồng ngự có công suất 1.000 m3/ngày cung cấp cho hơn 4.000 hộ dân ở chung quanh có nước sạch sinh hoạt và đã được nhân dân địa phương hoan nghênh. ở những nơi chưa có hệ thống cung cấp nước sạch , nhất là nhân dân ở vùng nông thôn sâu, có hơn 60% hộ dân đã sử dụng nước sạch bằng cách tự lắng lọc như sử dụng phèn đánh cho nước trong, sử dụng lu, hủ chứa nước mưa , xây bể chứa, hoặc đào ao thả cây lục bình để lắng trong ,giử nước ngọt sử dụng…

hiện nay, mô hình cung cấp nước của nhà nước và hợp tác với cá nhân xây dựng hệ thống nước sạch đang phổ biến nhất hiện nay, nhằm từng bước tăng cường công tác xã hội hóa trong việc cung cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn. giải pháp của mô hình này là được nhà nước hỗ trợ 40% kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp. ưu điểm của mô hình là có sự hợp tác chặt chẽ, cũng như lợi ích của đối tác đầu tư và người sử dụng, công trình được đầu tư tốt, cung cấp nước được kịp thời, nhanh và chất lượng nước được đảm bảo hơn. hiện nay mô hình này được nhân rộng cho nhiều địa phương áp dụng.

tỉnh phấn đấu đưa tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 83% vào năm 2010, 91% (năm 2015) và đến năm 2020 đạt 96% . tiếp tục đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt cho các cụm, tuyến dân cư và các vùng sâu, vùng khó khăn chưa có nước sạch sinh hoạt với các mô hình đầu tư, quản lý, khai thác thích hợp nhằm từng bước xã hội hoá công tác cấp nước sinh hoạt nông thôn./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *