Trang chủ » Dự án hồ Ba Mẫu: Chậm 2 thập kỷ do TP Hà Nội thiếu quyết tâm

Dự án hồ Ba Mẫu: Chậm 2 thập kỷ do TP Hà Nội thiếu quyết tâm


(VTC News) – “Tôi cũng phải thẳng thắn thế này, TP Hà Nội làm dự án hồ Ba Mẫu chưa quyết liệt. Nếu TP Hà Nội quyết liệt thì đã làm xong lâu rồi. Khi đã quyết liệt thì tìm ra nguyên nhân xem vướng mắc ở đâu, vì sao…? Dứt điểm được ngay” – Ông Bùi Hữu Công, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội nói.


 


Thật bất ngờ với các phóng viên Báo điện tử VTC News, trong suốt quá trình điều tra tìm hiểu về dự án hồ Ba Mẫu, những tưởng phường Trung Phụng sẽ cũng phải gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng như ở phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội), thế nhưng trái với suy nghĩ của chúng tôi, khi tiếp xúc với các lãnh đạo cũng như người dân phường Trung Phụng, hầu hết các hộ dân mất đất vào dự án hồ Ba Mẫu đều chấp hành rất nghiêm chỉnh vì người dân nơi đây đang mong từng ngày dự án hồ Ba Mẫu tiếp tục được triển khai.


Chúng tôi đã gặp ông Bùi Hữu Công – người từng là Phó Chủ tịch UBND phường Trung Phụng, phụ trách về vấn đề đô thị, nay được đề bạt lên làm Bí thư Đảng ủy phường Trung Phụng, cũng là một người rất hiểu rõ dự án hồ Ba Mẫu. Ông cũng là người vận động người dân ủng hộ dự án và có thể nói rằng đến thời điểm này 100% các hộ dân phường Trung Phụng chỉ chờ chủ dự án vào triển khai tiếp.

Thành phố Hà Nội chưa quyết liệt


– Là người tiếp xúc với dự án Cải tạo xây dựng Công viên hồ Ba Mẫu từ khi tiến hành năm 1990 đến nay, theo ông, dự án này có gì thay đổi?


 


– Bắt đầu từ năm 1990, khi dự án hồ Ba Mẫu tiến hành cắm mốc để triển khai đến nay đã thay đổi rất nhiều. Trong quá trình quy hoạch, hồ đã dần nhỏ lại so với thiết kế ban đầu. Ý định xây biệt thự gần với hồ Ba Mẫu đã bất thành vì dân khiếu kiện và cho rằng chủ đầu tư dự án hồ Ba Mẫu đã đầu tư sai mục đích. Để chữa cháy, chủ dự án đành phải bỏ và thay vào đó là làm Công viên cây xanh. Thêm nữa, trong quá trình thực hiện dự án, TP Hà Nội thiếu kiên quyết.










Ông Bùi Hữu Công, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội.

 
– Có phải là TP Hà Nội thiếu kiên quyết hay trong khi thực hiện dự án có nhiều sai phạm nên dân không đồng tình dẫn đến khiếu kiện kéo dài nên phải dừng?


 


– Nếu TP làm kiên quyết thì xong ngay từ những năm 90, khi đó rất dễ làm. Nhưng cứ người dân khiếu kiện thì dự án lại dừng.

Mà khiếu kiện dân nêu cũng có cái đúng, cụ thể là khu 61 căn hộ để bán. Cái đó trong dự án cải tạo Công viên hồ Ba Mẫu là dùng đất để di dân. Thời đó anh Trương Tùng là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Khi đó anh Tùng khẳng định đã quy hoạch thì phải có khu di dân nên lấy đất đào hồ Ba Mẫu đổ lên đó để di dân vào.








TIN LIÊN QUAN


> Dự án hồ Ba Mẫu: Cắm mốc giới xong trong tháng 8
> Dự án hồ Ba Mẫu: Giữ nguyên khu có nhiều nhà ở lâu năm
>
Chủ tịch HN: Thực hiện nhanh nhất dự án hồ Ba Mẫu


> Chủ tịch UBND TP HN: Giải quyết sớm “vụ” hồ Ba Mẫu


> Ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội đang ở đâu?


> Chỉ mất khoảng 20 ngày để cắm xong mốc hồ Ba Mẫu


Những bất cập của dự án hồ Ba Mẫu (phần 5) 


> Dự án hồ Ba Mẫu dừng lại vì không đủ quỹ đất di dân?
> Dân không cho chủ dự án hồ Ba Mẫu vào cắm mốc vì bị đe dọa?


> Các cơ quan chức năng bắt tay “đánh thức” dự án hồ Ba Mẫu


> Dự án hồ Ba Mẫu “đắp chiếu” 2 thập kỷ vì không là trọng điểm?


> Người dân hồ Ba Mẫu và hơn 10 năm “đoạn trường” kiến nghị


> Dự án hồ Ba Mẫu: “Lãnh đạo cao nhất Hà Nội hãy đối thoại với dân”


> Dự án hồ Ba Mẫu có thể hoàn thành trong 3 tháng?


Hồ Ba Mẫu: Đã có phương án nhưng vẫn chậm triển khai?


>  Chính quyền thiếu quyết liệt trong dự án hồ Ba Mẫu?

– Theo thiết kế ban đầu là thế, nhưng nguyên nhân vì đâu thiết kế ban đầu phải thay đổi, thưa ông?



Dự án hồ Ba Mẫu gắn liền với 4 đời Chủ tịch UBND TP Hà Nội nên đến khóa sau thay đổi nhân sự họ làm 61 căn hộ đem ra bán dân không chịu. Nếu đất đó cứ để nguyên như đồng chí Trương Tùng (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) nói là dùng để làm khu tái định cư cho những hộ gia đình bị mất đất vào dự án hồ Ba Mẫu thì không có việc gì. Cái đó tôi có thể nói thẳng là cái sai của TP Hà Nội. Trong quá trình thực hiện TP đã làm sai lệch nhiều theo đề án ban đầu. Đó là nguyên nhân vì sao dân khiếu kiện.  


– Ngoài ra còn nguyên nhân nào khiến cho dự án hồ Ba Mẫu dậm chân tại chỗ 19 năm qua khiến cho cuộc sống của người dân nơi đây khốn khổ?


 


– TP Hà Nội chưa kiên quyết. Nếu TP kiên quyết từ những khi mới manh nha thì đã dứt điểm rồi. Đến nay dự án để quá lâu nên bị nhân dân lấn chiếm. (Dân phường Trung Phụng không hề lấn chiếm đất dự án).


 


– Những hộ dân thuộc vào khu dự án của phường Trung Phụng có đồng tình với dự án cải tạo xây dựng Công viên hồ Ba Mẫu không, thưa ông?
 


– Bên Trung Phụng đã sẵn sàng rồi! Khi nào Nhà nước tiếp tục triển khai dự án hồ Ba Mẫu là dân trong phường chúng tôi sẵn sàng trả ngay thôi. Nếu họ (chủ dự án) triển khai phân kỳ đợt một thì Trung Phụng không có nhiều hộ bị mất đất, chủ yếu là cắt xén vỉa hè, chỉ một hai hộ bị mất hết đất.


– Tồn tại 19 năm, nếu như một cháu bé sinh ra vào đúng thời khắc đó thì cuộc sống đã bao đổi thay, vậy mà cái dự án nhỏ kia vẫn nằm yên bất động. Ông có bình luận gì về việc này?


 


– Từ năm 1990, với các cháu sinh ra đúng vào năm đó đến nay đã 19 tuổi mà có mỗi cái dự án nhỏ cũng chưa thực hiện xong. Những người dân nằm trong khu vực dự án này khổ lắm, không được nâng tầng, tu sửa nhà cửa.


 


Theo UBND TP Hà Nội, dự án cải tạo, xây dựng công viên hồ Ba Mẫu được xem là dự án cuối cùng di dân tại chỗ. Trước mắt, dân tạm di rời chỗ khác (có sự hỗ trợ tiền thuê nhà cho các hộ gia đình mất đất vào dự án hồ Ba Mẫu), sau khi hoàn thiện dân lại quay về. Cái này có trong quy hoạch làm sai không được. Sau phân kỳ đợt một thì đời sống nhân dân ở đây sẽ được cải thiện rất lớn về môi trường, cấp thoát nước quanh khu vực này. Hiện nay rất là ô nhiễm.


 


Phường Trung Phụng xin làm trước?


– Nghe nói ông là một trong những người có ý kiến “dự án hồ Ba Mẫu nên phân kỳ đầu tư”?


 


Tôi còn nhớ trong buổi tiếp xúc với Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, tôi chỉ vào bản đồ rồi nói: “Dự án hồ Ba Mẫu nên chia thành nhiều phân kỳ. Trung Phụng chúng tôi xin làm trước”. Dân phường Trung Phụng hoàn toàn ủng hộ nên lần nào họp với TP Hà Nội, tôi cũng phát biểu như vậy. (Cười). 








Ông Bùi Hữu Công: “Làm gì có dự án nào trì trệ đến 20 năm trời…”


 


Ban đầu cũng có một vài hộ không đồng tình nhưng bên phường Trung Phụng chúng tôi đã thống kê xong bao nhiêu hộ bị mất đất vào dự án hồ Ba Mẫu lâu rồi, hóa ra mình cứ ngồi đợi phường khác, thậm chí hơn 80 hộ thuộc diện phải cắt xén cũng rất muốn dự án triển khai càng sớm, càng tốt. Nhiều người khẳng định khi nào TP Hà Nội làm là họ sẽ đi. Các anh xuống đó cũng thấy rồi đó, cuộc sống của họ khổ lắm, sống tạm như thế bao nhiêu năm, nhiều nhà muốn sửa chữa cũng không được phép.


 


Một số hộ không chịu được cảnh đó đã phải tự làm. Mình có xuống không cho họ làm thì họ cũng nói thẳng chúng tôi đã đợi lâu lắm rồi, chúng tôi còn phải đợi đến bao giờ? Mùa mưa, thì sống thế nào? Làm gì có dự án nào tồn tại đến 20 năm trời! Tôi cũng như nhiều người dân rất mong TP Hà Nội kiên quyết trong việc này, sớm dứt điểm một cái dự án tồn tại suốt 2 thập kỷ như vậy.

– Tức là lúc đầu người dân cũng không đồng tình nhưng chính quyền phường đã có cách vận động người dân?


 


Tôi xuống từng nhà, nói với họ: Khi dự án hoàn thành, cả khu sẽ văn minh hơn nhiều, điện nước, đường xá sẽ sạch đẹp lên. Cứ thế mình thuyết phục rồi người dân cũng nghe. Tôi xác định bản thân là lãnh đạo thì làm sao đó phải nói cho dân người ta hiểu biết về dự án.


 


Giờ cứ để thế này, đường không có, ôtô không vào được. Khi quy hoạch lại có đường, điện chiếu sáng, có nước vào đến tận nhà. Khi đó các hộ gia đình thử xem mình được nhiều hay mất?


 


Lúc đầu thì dân họ cũng không hề đồng tình, người ta không tin chế độ chính sách đền bù. Một mặt mình tuyên truyền cho dân về đường lối, chính sách đền bù của Nhà nước, một mặt mình cũng phải kiến nghị lên cấp trên sao cho có chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân, có thể đưa số tiền đền bù đó nhích lên một chút.


 


Còn nếu mình cứ áp giá đền bù từ những năm trước thì chắc là người dân sẽ không chịu. Mình lấy đất vào thời điểm này thì mình phải áp giá vào thời điểm này thì người dân mới đồng tình. Thứ nữa, mình phải đặt mình vào vị trí của người dân xem họ có tâm tư nguyện vọng gì không thì mới có thể thuyết phục được họ.


 
– Xin cảm ơn ông!










BIẾT ĐIỂM THI ĐẠI HỌC SỚM NHẤT

Soạn: DT <Số báo danh> gửi 8330

Ví dụ: Xem điểm của thí sinh có Số báo danh là BKA10123


Soạn tin: DT BKA10123 gửi 8330


TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN 2009
Soạn: DC <Mã trường> <Mã ngành> gửi 8330
Ví dụ:  DC BKA 102 gửi 8330


TRA CỨU SỐ THỨ TỰ ĐIỂM THI


Soạn: TT <Số báo danh> gửi 8330
Ví dụ: TT BKA10123 gửi 8330


(Số báo danh ghi như trong phiếu báo thi, gồm cả mã trường)


Nhóm PV Xã hội

Banner

Có thể bạn cũng thích

Về KIẾN TRÚC.VN

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

©2006-2025. All Right Reserved. Designed and Developed by kientruc.vn.