về ninh thuận một ngày cuối thu, đi qua con sông dinh êm đềm của huyện ninh phước, tôi nôn nóng muốn nhanh chóng được vào thăm làng gốm bàu trúc mà mình từng mong ước từ lâu. qua 22 làng xóm của người chăm ở tỉnh ninh thuận mới cảm nhận hết đời sống của con người nơi đây, mộc mạc, giản dị, hồn nhiên như nắng gió, yên bình như những cồn cát dài tưởng như vô tận. sớm nhìn lên đồi cát mịn, thấy xôn xao từng bước chân in dấu trên thảm vàng rồi lại tan mau dưới ánh mặt trời đang dát bạc. đàn ông làm ruộng cứ làm, đàn bà thì mải mê với gốm. những đôi tay tài hoa, bén chặt vào từng dẻo đất vàng nâu, âu yếm, say mê và nâng niu đất như đứa con của mình. bản thân họ cũng không biết rằng mình yêu đất, yêu gốm, yêu lửa đến chừng ấy. bởi họ cứ hồn nhiên sống và làm thế thôi, như thể sinh ra để làm gốm, gắn bó và buồn vui với gốm.
hạ đã qua, những bông hoa giấy màu cánh sen vẫn còn nở bung rực rỡ khoe mình nằm yên bình trên từng tán lá xanh. dưới sân, nếp áo vàng đung đưa theo bước chân người mẹ đang bê gốm ra phơi khi trời được nắng. nhìn những bình, những lọ đã hoàn tất, ít ai biết rằng quá trình từ lúc còn là thớ đất cho đến khi tạo nên sản phẩm thật vất vả, kỳ công. đầu tiên là công đoạn tìm đất. đất được chọn làm gốm phải là đất thịt, có chất lượng, dẻo dai. làng gốm bàu trúc nằm trong vùng lòng chảo, thiên nhiên ưu đãi nơi đây có mỏ đất sét mịn màng. đất thường được khai thác ở gần sông, trên những cánh đồng đất sét đó, người tìm đất bền bỉ gọt đi bề mặt xù xì đá sỏi, rễ cây, rác rưởi để chọn lấy phần đất tinh phía dưới. lấy đất phải thật khéo, đúng độ, đúng khấc mới gọi là tài, nếu ham quá nhấn nhá cả xuống bùn non thì cũng hỏng. đất lấy lên chưa thể sử dụng ngay, phải đem về phơi nắng cho khô. rồi còn cần có cát để kết hợp với đất. cát không phải ở đâu cũng dùng được, mà là cát mịn của con sông la còn tươi nguyên, không tạp chất. đầu tiên dùng chân để nhồi đất và cát mịn, sau đó cuộn thành từng lọn rồi phủ kín bằng vải ủ qua đêm. sau khi ngâm hơn 10 tiếng trong hồ, đất được lấy ra trộn nhuyễn với cát rồi ủ thêm một tiếng nữa, lại tiếp tục nhào qua nhào lại cho đến khi thật quyện, thật dẻo mới thôi. người phụ nữ thoăn thoắt nhào nặn từng dẻo đất lúc tròn, lúc dài, lúc dẻ quạt… có lúc bàn tay bỗng nhói lên khi gặp phải viên đá nhọn, hạt sạn bướng bỉnh trốn mình trong lớp đất thơm. cho đến khi đất chuyển sang màu xám đen thì đã đến lúc đất đạt đến độ tạo hình. một vốc đất được đặt lên kệ, bàn tay người thợ khéo léo nong đáy và nắn hình dáng sản phẩm. dần dần thấy hiện ra những hình thù tròn trịa, đẹp mắt. người thợ thường xuyên “bắt con chạch” để bổ sung thêm những mẩu đất thiếu vào chỗ còn khuyết, cho đến khi sản phẩm hoàn thiện mới thôi. những ngón tay người phụ nữ dẻo mềm càng làm cho gốm được mịn màng, không bị đứt nối lổ loang. gốm nặn xong đem phơi để cho se lại thì dùng “vòng quơ ” nhỏ để cạo mỏng thân và nong đáy gốm. cuối cùng tạo lớp nhũ bóng bằng cách lấy vải đã nhúng quấn vào tay chà láng, miết lên thân gốm vừa tạo độ mịn cho gốm vừa chống được nước thấm vào bên trong lòng gốm khi đưa vào sử dụng. những đoạn tre, vỏ sò, hoa thực vật… lúc này bắt đầu được đưa vào khai thác như những chiếc bút thần vẽ lên bình lọ những lá hoa, cây cỏ, phong cảnh đẹp như mơ. hoa văn trên gốm bàu trúc chủ yếu có hình răng cưa, vỏ sò, sóng nước… với màu áo gốm phong phú được nhuộm bằng màu thực vật tạo ra những màu sắc đặc trưng nâu, đỏ hồng, vệt nâu, đen xám… sau những phút xuất thần, tha hồ bay bổng với thế giới nhiều sắc mầu, người thợ gốm lại trở về thực tại với việc tính nắng, tính mưa mà phơi gốm và chờ đến đoạn đưa gốm vào lò. lò nung gốm lộ thiên, người thợ gốm phải nhằm vào độ tiết trời mát mẻ để dựng lò nơi ngược gió. những thanh củi thẳng xếp đều đặn hình chữ nhật tạo cho gốm một chỗ dựa vững chắc, sưởi đều cho gốm để sản phẩm nào cũng đượm lửa, chín vừa. rơm rạ ủ bên ngoài giữ lửa cháy âm ỉ bên trong, đợi chừng 2 – 3 tiếng đồng hồ khi gốm chín thì được. vật liệu dùng để nung gốm là củi, phân trâu bò khô, rơm rạ, trấu. lối làm gốm cổ xưa của người chăm là không có bàn xoay, nhào đất bằng chân, nung gốm bằng than củi khiến cho gốm bàu trúc mang nét đẹp mộc mạc, truyền thống, đặc sắc không giống những sản phẩm gốm dây chuyền hiện nay. trong mỗi sản phẩm đều thể hiện rõ dấu ấn của bàn tay người thợ nên hơi thở của gốm thật sinh động và gợi cảm hứng cho người thưởng thức. thật không hổ thẹn là sản phẩm dân gian của làng nghề gốm thủ công cổ truyền gần như duy nhất ở vùng đông nam á vốn đã có từ thời vua chăm poo klong garai. duy trì truyền thống lâu đời của tổ tiên, nắm vững quy luật của nghệ thuật tạo hình, gốm bàu trúc không chỉ đơn thuần là những sản phẩm thông thường, làm vật dụng trong đời sống hàng ngày, mà còn có những hình tượng với nghệ thuật cao, thể hiện rõ nét dấu ấn bàn tay tài hoa người thợ gốm đất ninh thuận và nó còn mang ý nghĩa tâm linh, nét đẹp của xứ chàm nắng gió. sản phẩm nơi đây được miền trung, tây nguyên ưa chuộng và tiêu thụ đều đặn mỗi năm chừng vài chục nghìn sản phẩm. làng gốm bàu trúc cũng từng được tôn vinh qua sự kiện chế tác hai bình gốm chăm lớn nhất nước ta vào năm 2005, được ghi vào kỷ lục giunesss việt nam. ninh thuận đang trên đường phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch lớn, trong đó làng gốm bàu trúc là điểm đến lý tưởng của khách tham quan. |