thực hiện ý kiến chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tại công điện khẩn số 1874/cđ-ttg, ngày 6/11, thành phố hà nội tiếp tục triển khai nhiều biện pháp, nhằm chủ động ứng phó với diễn biến tình huống xấu do mưa lũ gây ra.
tại buổi làm việc với bộ quốc phòng sáng 6/11, chủ tịch ubnd thành phố hà nội nguyễn thế thảo đề nghị bộ phối hợp với hà nội trong công tác bảo vệ các tuyến đê xung yếu và di chuyển dân khỏi các vùng nguy hiểm khi tình huống xấu xảy ra. chủ tịch cũng cho biết, đến nay thành phố hà nội đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư và phương tiện tại những tuyến đê trọng yếu và có phương án sơ tán người dân khi cần thiết.
quán triệt phương châm đồng bộ, kịp thời, khẩn trương, ngay từ sáng sớm 6/11, lãnh đạo thành phố và nhiều đoàn công tác của các sở, ngành, quận, huyện, đơn vị đã lên đường, trực tiếp kiểm tra, rà soát và chỉ đạo công tác phòng chống úng ngập tại các địa bàn trọng điểm, các tuyến đê xung yếu, trạm bơm, hồ đập, công trình thủy lợi quan trọng trong hệ thống thoát nước hà nội. sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đã khẩn trương triệu tập cán bộ sở và các ban quản lý để tăng cường lực lượng cán bộ chuyên môn cho các huyện trong việc xử lý các sự cố về đê điều. ban chỉ huy pclb thành phố đã cấp vật tư dự trữ gồm 750 m3 đá hộc, 200 chiếc rọ sắt để xử lý sự cố tràn đồng mô.
nhằm bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, nhất là khi tình huống xấu xẩy ra, sở thông tin và truyền thông đã huy động 12 xe thông tin lưu động, 80 máy điện thoại kết nối không dây và hệ thống vô tuyến không dây để sử dụng; trong đó, công ty viễn thông hà nội và công ty dịch vụ viễn thông (vinaphone) bổ sung 50 máy điện thoại cố định g phone cho các khu vực tuyến đê hữu hồng (xã liên trung, huyện đan phượng; xã vân cốc và xã linh chiểu, huyện phúc thọ); cống liên mạc (tuyến kè thụy phương-từ liêm). công ty thông tin di động vms (mobifone) cung cấp máy điện thoại sử dụng tại tuyến đê sông bùi (bến cốc và yên duyệt-chương mỹ). tổng công ty viễn thông quân đội viettel bổ sung 30 máy cho các tuyến đê sông hồng trên địa phận quận long biên và các huyện: gia lâm, mê linh, sóc sơn; tuyến đê sông tích và đê sông hồng huyện ba vì; đê tả hồng thuộc địa phận đông anh; tuyến đê sông nhuệ và khu vực thành phố hà đông.
trước đó, thường trực thành uỷ hà nội đã họp đột xuất triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của thủ tướng chính phủ về các vấn đề cấp bách bảo vệ đê điều, phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lớn, úng ngập; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí thành ủy viên và thành lập trung tâm chỉ huy của thành phố (gồm các đồng chí: bí thư thành uỷ, chủ tịch ubnd thành phố, chủ tịch hđnd thành phố), trực tiếp điều hành, chỉ đạo công tác cấp bách này. thành phố hà nội cũng đã khẩn trương xây dựng kế hoạch và phương án cụ thể phòng chống thiên tai và khắc phục úng ngập trong tình huống xấu; trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ đê điều, tiêu thoát nước, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
* theo báo cáo nhanh của ubnd thành phố hà nội, đến 8h sáng 6/11, mực nước sông hồng tại hà nội là 9,56 m (trên báo động i là 0,06m); mực nước trên các sông nội địa đang xuống chậm: sông nhuệ (tại đồng quan) là 4,38 m dưới báo động ii là 0,02 m, sông thanh hà (tại hòa lạc) là 5,59 m dưới báo động ii là 0,01. mực nước tại đập thanh liệt là 5,05/5,70 (phía sông tô lịch/phía sông nhuệ); mực nước tại trạm bơm yên sở đang xuống, giảm so với ngày hôm qua là 0,19m. mực nước các hồ cũng đều giảm hơn so với các ngày trước: hồ đồng mô (sơn tây) là 18,33 m; hồ suối hai (ba vì) là 23,8 m; hồ miễu (chương mỹ) 39,53m…/.
|