đó là sự băn khoăn mà nhiều người dân thủ đô đang đặt ra, nhất là trong bối cảnh, thành phố vừa “chìm” trong “biển nước” sau trận mưa lịch sử diễn ra vào đầu tháng 11 này. hơn nữa, sau trận lụt lội kinh hoàng đó đã có đến hơn 20 người bị chết, thiệt hại về vật chất đến nay vẫn chưa đánh giá hết. vậy chính quyền thành phố, các cơ quan chức năng trong thời gian tới có những biện pháp gì để cải tạo hệ thống tiêu thoát nước của hà nội hiện nay? nhìn lại trận mưa lịch sử từ 1h30 ngày 31/10/2008 đến ngày 4/11/2008 tại hà nội và các tỉnh lân cận đã diễn ra trận mưa lớn nhất trong vòng 35 năm qua, kể từ năm 1973 với tổng lượng mưa theo trung tâm khí tượng thủy văn (ttkttv) thông báo tại láng là: 568,5mm; nội thành: 558,7mm; long biên: 642mm; hà đông: 820mm. tại các điểm đo của công ty thoát nước hà nội như vân hồ là 484 mm, đồng bông: 828mm. đặc điểm của trận mưa này là rất bất ngờ, cường độ lớn, mưa trên diện rộng khiến mực nước tất cả các nguồn tiêu đều dâng cao nhanh chóng từ 1 – 2m. nguồn tiêu duy nhất của thành phố (khu vực hà nội cũ) là sông hồng qua trạm bơm yên sở, vì mực nước sông nhuệ dâng lên quá cao, đỉnh điểm vào ngày 2/11 tại đập thanh liệt dâng lên mức 5,95m. theo ông nguyễn lê – tổng giám đốc công ty thoát nước hà nội: do thực hiện tốt công tác chuẩn bị đối với trạm bơm yên sở ngay từ trước mùa mưa, nên khi mưa lớn bất ngờ xảy ra, các phương án phòng chống lụt bão với phương châm bốn tại chỗ đã được triển khai. trạm bơm yên sở được duy trì hoạt động an toàn hiệu quả và là cứu cánh duy nhất trong việc thoát nước chống úng ngập cho thành phố. tuy nhiên, thời điểm nguy hiểm nhất đối với trạm bơm yên sở diễn ra vào chiều ngày 1/11 khi mực nước tại kênh dẫn dâng lên nhanh chóng đạt đến xấp xỉ cos 5,7m, vượt cos thiết kế mực nước hồ yên sở 1,2m, vượt cos nền tại trạm bơm và tủ điện 0,3m, với lượng nước trút xuống thành phố trong 2 ngày theo tính toán là 45 triệu m3. tại thời điểm này, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo nhiều đơn vị cùng vào cuộc với công ty thoát nước hà nội, tiến hành đắp bờ vây vòng ngoài đồng thời sử dụng các bơm chìm và xe hút chân không bơm nước rò rỉ đảm bảo an toàn cho trạm bơm. do đó, trạm bơm hoạt động ổn định, an toàn và liên tục từ đầu trận mưa đến nay, mỗi ngày bơm ra sông hồng khoảng 4 triệu m3 nước. mặc dù trạm bơm yên sở đã hoạt động tối đa công suất nhưng tại thời điểm cao điểm của trận mưa, vào sáng ngày 1/11, trên địa bàn hà nội xuất hiện 83 điểm úng ngập, nhiều điểm úng ngập nặng và sâu đến 1m hoặc cao hơn như tại đường giải phóng, ga giáp bát, nguyễn lương bằng, huỳnh thúc kháng, láng hạ, tân mai… sang ngày 2/11, các điểm úng ngập phía bắc thành phố tại quận hoàn kiếm, ba đình nước đã rút dần, số điểm úng ngập còn khoảng 34 điểm. đến ngày 3/11 các điểm úng ngập trên địa bàn hoàn kiếm, ba đình nước đã rút hết. sang ngày 4/11, các điểm úng ngập tại quận hai bà trưng, đống đa cơ bản nước đã rút hết, giao thông đi lại bình thường. đến ngày 5/11, chỉ còn 4 điểm bị ngập nặng nhất là giáp bát, tân mai, khu vực phạm hùng – trần duy hưng, khu định công. sang ngày 6/11, các điểm úng ngập nội thành cơ bản nước đã rút hết. cho đến 7/11 tình hình úng ngập của thành phố cơ bản đã được giải quyết. tại các khu vực úng ngập, theo chỉ đạo của ubnd tp, nước rút đến đâu công ty thoát nước hà nội cùng các đơn vị như công ty môi trường đô thị, công ty công viên cây xanh, vườn thú hà nội… tham gia dọn dẹp vệ sinh đến đó, khắc phục hậu quả trận mưa, ổn định sinh hoạt và đi lại bình thường của nhân dân. trạm bơm yên sở tiếp tục vận hành để hạ mực nước trên hệ thống, đồng thời từ 10/11 cửa đập thanh liệt mở để hạ mức nước thượng lưu sông nhuệ, hỗ trợ tiêu thoát cho các khu vực phụ cận phía tây và tây nam thành phố trên lưu vực sông này. trận mưa lịch sử đã qua đi nhưng đã để lại những tổn thất nặng nề về người và tài sản cho thủ đô hà nội và đặt ra vấn đề thành phố cần phải sớm nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước trong thời gian tới.
sau trận mưa lịch sử nhiều đường phố hà nội biến thành sông dự án thoát nước hà nội giai đoạn ii – một bước gỡ úng ngập mới theo ông phạm văn cường – giám đốc ban quản lý dự án thóat nước hà nội: để triển khai các giai đoạn tiếp theo trong quy hoạch tổng thể thoát nước và xử lý nước thải tp hà nội, ngay từ năm 2002, ubnd tp đã giao cho ban quản lý dự án thoát nước hà nội lập báo cáo nghiên cứu khả thi thoát nước hà nội giai đoạn ii với mục tiêu: thoát nước lưu vực sông tô lịch (77,5km2, giải quyết mưa 310mm/ 2 ngày đêm), thoát nước lưu vực sông nhuệ và xử lý nước thải cho khu vực trung tâm hà nội. đồng thời thành phố cũng đã có nhiều văn bản gửi chính phủ và bộ kế hoạch và đầu tư xin vận động các nguồn vốn tài trợ để thực hiện dự án này. đến năm 2005, mặc dù thành phố đã tổ chức nhiều buổi họp với đại sứ nhật bản tại vn và nhà tài trợ jibic (nhật bản), tuy nhiên phía nhà tài trợ chỉ chấp thuận cam kết cho vay vốn oda với điều kiện phạm vi của dự án ii chỉ tập trung giải quyết thoát nước cho lưu vực sông tô lịch và nghiên cứu lập dự án xây dựng các nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn. các nội dung còn lại theo đề nghị của thành phố như thoát nước lưu vực sông nhuệ và xây dựng các nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn sẽ xem xét trong thời gian tiếp theo (lý do là hàng năm chính phủ nhật bản chỉ cam kết một khoản vốn oda nhất định cho vn khoảng từ 80 tỷ đến 100 tỷ yên cho các dự án ưu tiên thuộc nhiều lĩnh vực tại vn, trong đó lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải hn chỉ là một trong nhiều dự án được ưu tiên). ở dự án thoát nước hà nội giai đoạn ii, đến nay ban quản lý dự án đã tổ chức sơ tuyển 9/11 gói thầu, hoàn thành các gói thầu: số 2 “cung cấp thiết bị trạm bơm yên sở và phụ tùng thay thế”; số 3 “cải tạo kênh mương thoát nước lưu vực sông tô lịch, hoàng liệt, lừ, sét”; số 4 “cải tạo kênh thoát nước sông kim ngưu”; gói thầu số 5 “thay thế cầu qua sông và đường công vụ sông tô lịch, lừ, sét”; gói thầu số 6.1 “cải tạo hồ 1 (hố mẻ, hào nam, đống đa, bảy mẫu); gói thầu số 6.2 “cải tạo hồ 2 (phương liệt, khương trung 1 & 2 tân mai); gói thầu số 7 “cải tạo hồ 3 (định công, linh đàm); gói thầu số 8 “gói thầu epc trạm xử lý nước thải hồ bẩy mẫu” và gói thầu số 9 “xây dựng cống”. tiếp theo đó, ban quản lý dự án cũng đã lựa chọn xong nhà thầu thi công gói thầu số 1: trạm bơm yên sở và bãi đỗ và khởi công thi công công trình vào ngày 11/11/2008; tiếp tục tổ chức đấu thầu các gói thầu còn lại trong quý iv/2008 và quý i/2009. theo kế hoạch, dự án thoát nước nhằm cải thiện mô trường hà nội giai đoạn ii được triển khai thi công xây dựng từ tháng 11/2008 đến hết năm 2013, bao gồm cả thời gian bảo hành (riêng các công trình trọng điểm kỷ niệm 1000 năm thăng long – hà nội: trạm bơm yên sở, các hồ bảy mẫu, hào nam, đống đa và hố mẻ hoàn thành trước tháng 10/2010). như vậy, đến hết năm 2013, hệ thống thoát nước hà nội sẽ giải quyết được những trận mưa có cường độ 310mm/2 ngày đêm. nếu xảy ra trận mưa lịch sử như thời gian vừa qua với cường độ lên tới trên 800mm, nội thành hà nội vẫn bị úng ngập, tuy là mức độ có giảm hơn trước. chống úng ngập… hà nội vẫn cần nhiều kế sách mới qua thực tiễn các trận mưa diễn ra trong mùa mưa 2008 và trận mưa lịch sử vừa qua, để làm tốt công tác thoát nước chống úng ngập cho thành phố, công ty thoát nước hà nội cho biết đã tổ chức rút kinh nghiệm, rà soát hiện trạng, phát hiện các điểm yếu trên hệ thống thoát nước bộc lộ qua trận mưa lớn, để đưa ra các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài. bên cạnh đó, công ty cũng đã nghiên cứu, lập kế hoạch xây dựng tuyến kè có kết cấu bền vững bao quanh trạm bơm yên sở, nâng cao đỉnh kè một số đoạn trên sông tô lịch tiếp giáp với sông nhuệ, bảo đảm an toàn vận hành của hệ thống với những trận mưa vượt tần xuất tính toán 10 năm; tổ chức sửa chữa khắc phục ngay các hư hỏng trên hệ thống do hậu quả trận mưa như việc lún sụt ga cống, sạt lở kè, hư hỏng động cơ thiết bị điện và các vật kiến trúc tại một số trạm bơm cục bộ… đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống; xây dựng kế hoạch thoát nước 2009 với sự điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thích ứng với diễn biến bất thường của thời tiết, sửa chữa lớn một số hạng mục bắt đầu xuống cấp sau thời gian sử dụng từ 7- 10 năm của dự án thoát nước giai đoạn i, mở rộng phạm vi phục vụ tới các khu vực đô thị của hà nội mới. tuy nhiên, theo ông nguyễn lê, thành phố cần có sự bổ sung và điều chỉnh quy hoạch thoát nước đối với địa bàn hà nội mở rộng, đặc biệt tại khu vực giao thoa giữa 2 lưu vực sông nhuệ và sông tô lịch. đối với khu vực nội thành thuộc lưu vực sông tô lịch, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án thoát nước giai đoạn ii, đặc biệt ưu tiên các gói thầu xây dựng đơn nguyên ii trạm bơm yên sở có tính tới an toàn của cao độ nền trạm bơm, cải tạo kênh thoát nước và 11 hồ nội thành (nguyên nhân cơ bản của tình trạng úng ngập vừa qua là sự quá tải của nguồn tiêu hiện có). tiếp theo đó là đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản khác có ảnh hưởng đến hoạt động thoát nước như: cống hóa mương hào nam, xây dựng cầu vĩnh tuy, thanh trì, cải tạo hồ linh quang, nút giao thông kim liên… riêng đối với các khu vực đô thị đã hình thành về phía tây và tây nam thành phố thuộc lưu vực sông nhuệ trên địa bàn quận cầu giấy, tây hồ, huyện từ liêm, khu vực đông bắc thành phố thuộc lưu vực sông cầu bây địa bàn quận long biên, về lâu dài thành phố cần đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước theo quy hoạch một cách đồng bộ. trước mắt để cải thiện tình trạng úng ngập của khu vực, nhiều tuyến mương tiêu và một số trạm bơm tiêu nông nghiệp hiện nay đang tham gia thoát nước đô thị là chính, ít hoặc không sử dụng cho mục đích nông nghiệp, ông nguyễn lê đề nghị sớm được bàn giao cho sở xây dựng và công ty thoát nước hà nội đưa vào quản lý duy tu duy trì thường xuyên, nâng cao khả năng tiêu thoát. một số hồ nội thành hiện do quận huyện quản lý có khả năng điều hòa thoát nước cũng cần được giao cho công ty quản lý mực nước chống úng ngập cục bộ (qua khảo sát 110 hồ nội thành, công ty đề nghị bàn giao bổ sung đợt 1 là 23 hồ). mặt khác, hiện nay, nước thải của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ không được xử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đang xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung của thành phố rồi đổ ra nguồn tiêu gây ô nhiễm. trong thời gian tới, các cơ quan chức năng như sở tài nguyên môi trường, cảnh sát môi trường cần phối hợp chặt chẽ với công ty thoát nước hà nội trong việc giám sát và xử lý các trường hợp vi phạm. ngoài ra, trên địa bàn hà nội, các dự án xây dựng khu đô thị hầu hết đều có quy hoạch được phê duyệt, tuy nhiên việc kiểm soát thực hiện theo quy hoạch, đặc biệt với hạ tầng thoát nước còn rất lỏng lẻo. ví như về hạng mục cốt san nền, công trình hồ điều hòa tại chỗ, cao độ hệ thống cống rãnh, chất lượng xây dựng…nhiều dự án chưa tuân thủ đúng quy hoạch. thành phố cần lập tổ công tác liên ngành với đại diện các sở xây dựng, kiến trúc – quy hoạch, tài nguyên – môi trường để có sự kiểm soát chặt chẽ nhằm khắc phục tình trạng úng ngập cục bộ tại khu vực dự án cũng như gây nên sự quá tải của hệ thống bên ngoài. có thể thấy, hành trình chống úng ngập, lụt lội của hà nội vẫn còn là một quá trình dài. nhưng ngay từ lúc này, thành phố phải tập trung giải quyết từ những bất cập nhỏ, tiến tới đồng bộ dần cả hệ thống quy hoạch thoát nước lớn. hà nội đang mong về một ngày không còn là… “hà lội”. |