trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, công tác quản lý nhà nước về xây dựng đòi hỏi ngày một hoàn thiện và nâng cao, Bộ Xây dựng đã tập trung hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật theo hướng đồng bộ, hoàn chỉnh, phủ kín các lĩnh vực hoạt động, phân cấp mạnh, rõ quyền, rõ trách nhiệm, thủ tục đơn giản, thông thoáng tạo điều kiện phát huy nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động xây dựng của các tổ chức và cá nhân theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Năm 2009, Bộ đã hoàn thành dự thảo để Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 luật; trình Chính phủ ban hành 1 nghị quyết, 6 nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 40 thông tư hướng dẫn liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng Năm 2009, về công tác quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng, Bộ Xây dựng đã tập trung hoàn chỉnh Luật Quy hoạch đô thị và đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 5, cùng đó là dự thảo các văn bản hướng dẫn thực thi. Tính đến nay 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành có quy hoạch vùng tỉnh. Tất cả các đô thị từ loại IV (thị xã) trở lên đều đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt. Tính chung cho toàn bộ hệ thống đô thị của cả nước tỷ lệ các đô thị đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt chiếm khoảng 91%. Cũng trong năm 2009, đã hoàn thành cơ bản các nội dung nghiên cứu của quy hoạch chung xây dựng Hà Nội mở rộng. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư trung ương Đảng, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo triển khai quy hoạch xây dựng thí điểm 11 xã theo tiêu chí nông thôn mới cùng với Đề án “Nghiên cứu mô hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới” để từ đó nhân rộng, áp dụng triển khai trên phạm vi cả nước. Về phát triển đô thị, nhiều hoạt động đã được triển khai, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho công tác phát triển đô thị ở tầm cao mới, từ hoạt động phân loại đô thị đến Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 và Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020. trong năm 2009, Hội nghị đô thị toàn quốc đã được tổ chức tại Hà Nội để tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm phát triển đô thị, công bố những định hướng phát triển, Chương trình nâng cấp đô thị trong những năm tới và thảo luận các giải pháp để triển khai, thực hiện. Đề án ứng dụng công nghệ thông tin GIS vào quản lý đô thị cũng được chỉ đạo khẩn trương thực hiện. Về quản lý, phát triển nhà và thị trường BĐS, trong năm 2009 cũng có nhiều thành tựu đáng được ghi nhận, đặc biệt là triển khai nhiệm vụ được Bộ Chính trị giao như soạn thảo “Đề án phát triển thị trường BĐS”; đồng thời chủ trì tổng hợp đề án chung là “Đề án phát triển thị trường BĐS” và “Đề án Tạo quỹ đất của Nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và hỗ trợ tái định cư”. Đề án phát triển nhà ở công vụ cũng đã được hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2009 cũng được đánh dấu là năm đột phá trong tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua việc ban hành Nghị định về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà. Tuy nhiên, đây cũng là năm đặc thù với nhiều khó khăn trên thị trường BĐS, Bộ Xây dựng phát huy vai trò quản lý nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng là học sinh sinh viên, nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN tập trung và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, qua đó khích lệ thị trường BĐS theo phát triển theo hướng lành mạnh… Ban chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường BĐS đã được thành lập để tập trung chỉ đạo công tác phát triển nhà ở trung ương và 55 tỉnh thành. trên phạm vi toàn quốc đã có 368 sàn giao dịch BĐS được thành lập. Công tác tổng điều tra nhà ở toàn quốc năm 2009 đã cơ bản hoàn thành… Về quản lý các hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành các thông tư hướng tiếp tục phân cấp, cải cách hơn nữa một số thủ tục hành chính trong công tác quản lý đầu tư xây dựng… Công tác cấp giấy phép xây dựng tại các địa phương đã dần đi vào nề nếp và từng bước thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông. Sở Xây dựng chỉ tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Do đó, năm qua nếu tính trung bình số giấy phép xây dựng do các Sở Xây dựng cấp tiếp tục giảm, chỉ còn khoảng 4,1%, nhờ đó đã giảm tải cho các Sở Xây dựng, đồng thời tăng cường tính chủ động cho các chủ đầu tư. Về chất lượng công trình xây dựng, Bộ đã tập trung nghiên cứu dự thảo Nghị định về bảo trì công trình xây dựng (dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành vào đầu năm 2010). Tình hình chất lượng công trình trong cả nước đã được cải thiện, xu hướng chất lượng ngày một nâng cao và được kiểm soát tốt hơn. Hoạt động của mạng trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng đã quy tụ hơn 150 thành viên ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước. |
Hệ thống pháp luật xây dựng đang dần hoàn thiện
0