Trang chủ » Hơn ba nghìn hộ nghèo Kiên Giang có nhà mới

Hơn ba nghìn hộ nghèo Kiên Giang có nhà mới

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments

Tết này, ở Kiên Giang hơn ba nghìn hộ nghèo được dọn vào ở trong những căn nhà mới. trong số này có gần một nghìn căn cất cho gia đình chính sách nghèo, gần 2.300 căn cất cho người nghèo khó khăn về nhà ở. Những căn nhà thắm đượm nghĩa tình này ngoài sự thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội đối với người gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống, nó còn thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “lá lành đùm lá rách”.


Hộ nghèo ở Kiên Giang được nhận nhà mới do Hội Bảo trợ Bệnh nhận nghèo Kiên Giang vận động tài trợ

Chúng tôi về Châu Thành trong một ngày đầu năm mới. Châu Thành là một huyện có đến 31% đồng bào dân tộc Khmer và còn đến trên 11% hộ nghèo, với hơn hai nghìn hộ nhưng đường về các xã rất thông thoáng. Một mặt Châu Thành có đường quốc lộ 61 và 80 xuyên qua, mặt khác phong trào xây dựng giao thông nông thôn ở đây phát triển cũng rất mạnh. Đồng chí Đỗ Vinh, phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành thông tin: Thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2009, Châu Thành đã làm rất tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà xiêu vẹo dột nát. Ngoài nguồn ngân sách đầu tư, các nhà hoạt động xã hội, nhà hảo tâm, mạnh thường quân cũng đã đóng góp nhiều cho công tác này. “Năm qua, hằng trăm căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương được xây mới, đồng nghĩa với hằng trăm hộ từ giã những căn nhà dột nát xiêu vẹo để vào ở trong những căn nhà ấm áp tình nghĩa, tình thương… của Đảng, nhà nước và cộng đồng”- đồng chí Đỗ Vinh phấn chấn.

Theo chân đồng chí Đỗ Vinh, chúng tôi đến nhà của ông Huỳnh Tấn Lâm ở ấp Hòa Tiến, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành – Một trong 76 hộ nghèo vừa được Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang vận động nhà tài trợ tặng nhà trong dịp tết này. Nhà của ông Lâm nằm khuất sau trường tiểu học Mong Thọ B1 và phải đi qua một cây tre lắc lư theo nhịp bước. trong căn nhà mới còn thơm mùi sơn, sáng nay khá nhộp nhịp với tiếng nói tiếng cười của bọn trẻ. Còn ông Lâm, từ sớm đã xuất hành cùng chiếc xe đạp cũ kỹ. Do sức khỏe yếu nên nhiều năm qua ông Lâm không làm được công việc nặng mà hằng ngày cùng chiếc xe đạp nhọc từng vòng quay ông đi khắp xóm dưới làng trên làm nghề vô ga hộp quẹt. Nhà đến tám miệng ăn, sáu đưa con còn trong tuổi ăn, tuổi học nên số tiền ít ỏi kiếm được từ cái nghề đã quá xưa này không sao lo được dù chỉ là cái ăn. Cũng may là gần đây, bà Lâm xin được ban giám hiệu trường bán ít quà vặt cho học sinh nên cuộc sống đỡ phần vất vả hơn. Cái ăn, cái mặc đã phải vật lộn thì đừng nói chi đến việc xây cất nhà. Ngày mà gia đình ông bà Lâm được xét cất nhà tình thương, niềm vui không sao tả xiết. Mỗi ngày ông Lâm dành ra một buổi, khi rỗi hàng bà Lâm cũng chạy về tiếp giúp, trông coi xây dựng ngôi nhà. Bọn trẻ cũng ngoan ngoãn và chăm học hơn, vì cha mẹ hứa sẽ đóng cho chúng cái bàn dành một không gian học tập riêng.

“Tết năm nay là năm mà gia đình tôi vui vẻ và hạnh phúc nhất. Vì ngoài căn nhà mơ ước đã thành hiện thực, gia đình tôi còn được chính quyền địa phương tặng một xuất quà nhân dịp năm mới”. Ngoài những lời bộc bạch chân tình, bà Lâm không quên gửi lời cảm ơn đến chính quyền địa phương, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và đặc biệt là các nhà tài trợ đã giúp gia đình có được ngôi nhà mơ ước trong dịp Tết đền xuân về.


Khu nhà tình thương ở thị xã Hà Tiên.

Rời gia đình ông bà Lâm, chúng tôi đến thăm gia đình bà trần Thị Giỏi, ở thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành. Cũng giống như gia đình của ông bà Lâm, bà Tho được vào ở trong ngôi nhà đúng vào những ngày đầu xuân. Hoàn cảnh của bà Giỏi còn khó khăn hơn cả ông bà Lâm. Năm nay bà Giỏi 50 tuổi, nhưng cuộc sống cơ cực làm cho bà như là bà lão trên 70. Bà Giỏi kể: “Gia đình nghèo khó, không đất sản xuất, không có việc làm. Tôi sống một mình nuôi hai cháu nhỏ bằng cái nghề giặt quần áo thuê nên cái nghèo, cái đói cứ đeo bám quanh năm. Hơn nửa đời người phải sống trong căn nhà xiêu vẹo, dột nát, che chắn tạm bợ, chật chội, ẩm thấp, suốt ngày nơm nớp sợ nắng, sợ gió, sợ mưa… thật khổ cho lũ nhỏ”. Nhìn bà Giỏi cười, dù rằng nụ cười sảng khoái nhưng vẫn còn điều gì ẩn chứa. Có được căn nhà, sự mơ ước bấy lâu đã trở thành hiện thực, nhưng cuộc sống phía trước vẫn còn bao khó khăn…

Được biết, hiện tại Châu Thành còn khoảng hai nghìn hộ nghèo và số hộ gặp khó khăn về nhà ở cũng tương tự. Cái nghèo của người dân Châu Thành bắt nguồn từ những nguyên nhân xâu xa khó khăc phục trong ngày một ngày hai như: dân trí thấp, không tư liệu sản xuất, con đông… Vì vậy, việc nỗ lực tiến tới xóa hộ nghèo, xóa nhà xiêu vẹo dột nát của huyện Châu Thành còn rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành và sự chung tay góp sức của các nhà hoạt động xã hội, nhà hảo tâm,…

Nỗi bật trong công tác xóa nhà xiêu vẹo dột nát trong năm qua ở Kiên Giang phải kể đến là thị xã Hà Tiên-một thị xã biên giới nằm bên bờ biển tây nam của Tổ quốc.

Theo báo cáo của Ủy ban Mặt trận tổ quốc thị xã Hà Tiên, trong năm 2009, thị xã Hà Tiên đã phát động Ngày vì người nghèo và được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng với số tiền lên đến hơn 2,5 tỷ đồng. Chỉ tính riêng phần đóng góp của cán bộ, đảng viên, các đoàn thể và nhân dân trong thị xã số tiền đã lên đến hơn 700 triệu đồng. Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang đã vận động giúp được hơn 1,5 tỷ đồng. Những căn nhà tình thương, nhà đồng đội, nhà phụ nữ, nhà thanh niên nghèo được dựng lên giúp đỡ cho hằng trăm gia đình có được căn nhà mới khang trang, ấm cúng. Ngoài ra, chương trình “Mái ấm biên cương” do Bộ đội Biên phòng và Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh phát động cũng đã xây dựng được 33 căn nhà và một trường tiểu học cho xã biên giới Mỹ Đức – một xã có đông đồng bào dân tộc Khmer, nghèo và khó khăn nhất của thị xã Hà Tiên.

Nói như Bí thư Thị ủy Hà Tiên Nguyễn Văn Tân: “Nhờ những căn nhà ý Đảng, lòng dân mà tình hình an ninh trật tự trên địa bàn đã ổn định”. Có được ngôi nhà mới bằng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng mà nhiều gia đình người dân tộc Khmer ở Hà Tiên yên tâm lao động sản xuất. Tình trạng xuất cảnh trái phép sang nước bạn Campuchia giảm đáng kể. Nhiều gia đình trước đây chuyên sống bằng công việc vận chuyển hàng lậu cũng từ bỏ quay sang tìm kiếm những việc làm khác.


Khu nhà tình thương ở thị xã Hà Tiên.

Nhận nhà mới trong dịp đầu năm này ở thị xã Hà Tiên, hoàn cảnh khó khăn nhất có lẽ là gia đình chị Lập Thị Mai ở khu phố 2, phường pháo Đài dù còn nặng lo việc cơm áo, nhưng Tết năm nay mẹ con chị rất vui vì được đón Tết trong căn nhà mới. Tuy nhiên khi nhắc đến chuyện gia đình, giọng chị chùng xuống, chuyện mất mác đau thương và cực khổ ẩn hiện đâu đó chợt ùa về. Cách đây năm năm, chồng chị đột ngột bệnh và qua đời trong một đêm đầy mưa gió. Đứa con út chỉ mới đầy tháng, thiếu sữa còi cọc như con gà ước. trong căn nhà rách nát, một mẹ cùng ba con nhỏ nương tựa vào nhau. “Nhà tôi bị mọt ăn, dột nát. Bốn mẹ con chỉ có một chiếc giường tre. Nhưng đêm mưa không ai ngủ được. Gió luồn vào nhà, mưa dột ngay đầu nằm…”- chị kể. Ấy vậy mà nghị lực của người phụ nữ dân tôc Khmer này quả thật phi thường. Với nghề làm thuê, cộng với sự giúp đỡ của láng giềng chị vẫn nuôi được bọn trẻ. Đứa con gái út như chiếc đèn dầu le lói năm nào giờ đã 5 tuổi. Thị Thảo-đứa con gái lớn 12 tuổi của chị vừa nghỉ học khi em vừa vào được lớp 5 để tiếp mẹ làm kiếm tiền nuôi em. Ngoài căn nhà mới và ba đứa con ra thì dường như tài sản gia đình chị Mai chẳng có gì. Tuy nhiên trong lời nói tôi cảm nhận người phụ nữ này vẫn lạc quan với cuộc sống và tin tưởng vào ngày mai. “Tôi chỉ mong có được sức khỏe tốt không bệnh tật để lao động nuôi các con. Con Thảo cũng đã phụ được tôi kiếm tiền. Hai đứa nhỏ có thể tự trông nhau. Tôi không sợ đói nữa. Chỉ sợ không đủ tiền cho hai đứa nhỏ học tập biết chữ với người ta”.

Đồng chí Dương Văn Hà, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc thị xã Hà Tiên cho biết: Kế hoạch năm 2010, thị xã Hà Tiên sẽ vận động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân khoảng 250 triệu đồng để cất 20 căn nhà tình thương, sửa chữa một số ngôi nhà khác. Bộ đội biên phòng cũng đã có kế hoạch tiếp tục xây dựng 10 căn nhà cho đồng bào nghèo vùng biên giới. Song song đó, thị xã sẽ tiếp tục liên hệ vận động một số nhà hảo tâm, mạnh thường quân chung tay để thị xã hoàn thành kế hoạch xóa nhà xiêu vẹo dột nát vào cuối năm.

Còn, còn rất nhiều gia đình ở Kiên Giang được nhận nhà tình thương trước thềm năm mới 2010. Họ là những người nghèo, gặp hoạn nạn trong cuộc sống nhưng luôn cố gắng vươn lên bằng chính sức lao động với những việc làm chân chính dù rằng con đường vươn lên của họ khá nặng nhọc. Sự giúp sức của Đảng, Nhà nước, xã hội, chính là đòn bẩy để họ chọn thế đứng tìm điểm tựa tiếp tục vượt qua những khắc nghiệt trong cuộc sống. Có thể nói, phong trào xây dựng nhà tình thương, đã góp phần vào việc an cư cho nhiều gia đình chính sách nghèo, những người còn khó khăn về nhà ở ở Kiên Giang-một tỉnh phía cực tây nam của Tổ quốc. Đó không chỉ thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của Đảng và chính quyền các cấp, mà đó còn là tấm lòng của các tổ chức, cá nhân từ thiện, những tấm lòng luôn nghĩ về người nghèo, biết chia sẻ những khó khăn với những mảnh đời còn bất hạnh.

Chúng tôi về Châu Thành trong một ngày đầu năm mới. Châu Thành là một huyện có đến 31% đồng bào dân tộc Khmer và còn đến trên 11% hộ nghèo, với hơn hai nghìn hộ nhưng đường về các xã rất thông thoáng. Một mặt Châu Thành có đường quốc lộ 61 và 80 xuyên qua, mặt khác phong trào xây dựng giao thông nông thôn ở đây phát triển cũng rất mạnh. Đồng chí Đỗ Vinh, phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành thông tin: Thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2009, Châu Thành đã làm rất tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà xiêu vẹo dột nát. Ngoài nguồn ngân sách đầu tư, các nhà hoạt động xã hội, nhà hảo tâm, mạnh thường quân cũng đã đóng góp nhiều cho công tác này. “Năm qua, hằng trăm căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương được xây mới, đồng nghĩa với hằng trăm hộ từ giã những căn nhà dột nát xiêu vẹo để vào ở trong những căn nhà ấm áp tình nghĩa, tình thương… của Đảng, nhà nước và cộng đồng”- đồng chí Đỗ Vinh phấn chấn.


Ông Hùynh Tấn Lâm trong ngày
được tặng nhà mới.

Theo chân đồng chí Đỗ Vinh, chúng tôi đến nhà của ông Huỳnh Tấn Lâm ở ấp Hòa Tiến, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành – Một trong 76 hộ nghèo vừa được Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang vận động nhà tài trợ tặng nhà trong dịp tết này. Nhà của ông Lâm nằm khuất sau trường tiểu học Mong Thọ B1 và phải đi qua một cây tre lắc lư theo nhịp bước. trong căn nhà mới còn thơm mùi sơn, sáng nay khá nhộp nhịp với tiếng nói tiếng cười của bọn trẻ. Còn ông Lâm, từ sớm đã xuất hành cùng chiếc xe đạp cũ kỹ. Do sức khỏe yếu nên nhiều năm qua ông Lâm không làm được công việc nặng mà hằng ngày cùng chiếc xe đạp nhọc từng vòng quay ông đi khắp xóm dưới làng trên làm nghề vô ga hộp quẹt. Nhà đến tám miệng ăn, sáu đưa con còn trong tuổi ăn, tuổi học nên số tiền ít ỏi kiếm được từ cái nghề đã quá xưa này không sao lo được dù chỉ là cái ăn. Cũng may là gần đây, bà Lâm xin được ban giám hiệu trường bán ít quà vặt cho học sinh nên cuộc sống đỡ phần vất vả hơn. Cái ăn, cái mặc đã phải vật lộn thì đừng nói chi đến việc xây cất nhà. Ngày mà gia đình ông bà Lâm được xét cất nhà tình thương, niềm vui không sao tả xiết. Mỗi ngày ông Lâm dành ra một buổi, khi rỗi hàng bà Lâm cũng chạy về tiếp giúp, trông coi xây dựng ngôi nhà. Bọn trẻ cũng ngoan ngoãn và chăm học hơn, vì cha mẹ hứa sẽ đóng cho chúng cái bàn dành một không gian học tập riêng.

“Tết năm nay là năm mà gia đình tôi vui vẻ và hạnh phúc nhất. Vì ngoài căn nhà mơ ước đã thành hiện thực, gia đình tôi còn được chính quyền địa phương tặng một xuất quà nhân dịp năm mới”. Ngoài những lời bộc bạch chân tình, bà Lâm không quên gửi lời cảm ơn đến chính quyền địa phương, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và đặc biệt là các nhà tài trợ đã giúp gia đình có được ngôi nhà mơ ước trong dịp Tết đền xuân về.

Rời gia đình ông bà Lâm, chúng tôi đến thăm gia đình bà trần Thị Giỏi, ở thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành. Cũng giống như gia đình của ông bà Lâm, bà Tho được vào ở trong ngôi nhà đúng vào những ngày đầu xuân. Hoàn cảnh của bà Giỏi còn khó khăn hơn cả ông bà Lâm. Năm nay bà Giỏi 50 tuổi, nhưng cuộc sống cơ cực làm cho bà như là bà lão trên 70. Bà Giỏi kể: “Gia đình nghèo khó, không đất sản xuất, không có việc làm. Tôi sống một mình nuôi hai cháu nhỏ bằng cái nghề giặt quần áo thuê nên cái nghèo, cái đói cứ đeo bám quanh năm. Hơn nửa đời người phải sống trong căn nhà xiêu vẹo, dột nát, che chắn tạm bợ, chật chội, ẩm thấp, suốt ngày nơm nớp sợ nắng, sợ gió, sợ mưa… thật khổ cho lũ nhỏ”. Nhìn bà Giỏi cười, dù rằng nụ cười sảng khoái nhưng vẫn còn điều gì ẩn chứa. Có được căn nhà, sự mơ ước bấy lâu đã trở thành hiện thực, nhưng cuộc sống phía trước vẫn còn bao khó khăn…

Được biết, hiện tại Châu Thành còn khoảng hai nghìn hộ nghèo và số hộ gặp khó khăn về nhà ở cũng tương tự. Cái nghèo của người dân Châu Thành bắt nguồn từ những nguyên nhân xâu xa khó khăc phục trong ngày một ngày hai như: dân trí thấp, không tư liệu sản xuất, con đông… Vì vậy, việc nỗ lực tiến tới xóa hộ nghèo, xóa nhà xiêu vẹo dột nát của huyện Châu Thành còn rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành và sự chung tay góp sức của các nhà hoạt động xã hội, nhà hảo tâm,…

Nỗi bật trong công tác xóa nhà xiêu vẹo dột nát trong năm qua ở Kiên Giang phải kể đến là thị xã Hà Tiên-một thị xã biên giới nằm bên bờ biển tây nam của Tổ quốc.

Theo báo cáo của Ủy ban Mặt trận tổ quốc thị xã Hà Tiên, trong năm 2009, thị xã Hà Tiên đã phát động Ngày vì người nghèo và được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng với số tiền lên đến hơn 2,5 tỷ đồng. Chỉ tính riêng phần đóng góp của cán bộ, đảng viên, các đoàn thể và nhân dân trong thị xã số tiền đã lên đến hơn 700 triệu đồng. Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang đã vận động giúp được hơn 1,5 tỷ đồng. Những căn nhà tình thương, nhà đồng đội, nhà phụ nữ, nhà thanh niên nghèo được dựng lên giúp đỡ cho hằng trăm gia đình có được căn nhà mới khang trang, ấm cúng. Ngoài ra, chương trình “Mái ấm biên cương” do Bộ đội Biên phòng và Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh phát động cũng đã xây dựng được 33 căn nhà và một trường tiểu học cho xã biên giới Mỹ Đức – một xã có đông đồng bào dân tộc Khmer, nghèo và khó khăn nhất của thị xã Hà Tiên.

Nói như Bí thư Thị ủy Hà Tiên Nguyễn Văn Tân: “Nhờ những căn nhà ý Đảng, lòng dân mà tình hình an ninh trật tự trên địa bàn đã ổn định”. Có được ngôi nhà mới bằng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng mà nhiều gia đình người dân tộc Khmer ở Hà Tiên yên tâm lao động sản xuất. Tình trạng xuất cảnh trái phép sang nước bạn Campuchia giảm đáng kể. Nhiều gia đình trước đây chuyên sống bằng công việc vận chuyển hàng lậu cũng từ bỏ quay sang tìm kiếm những việc làm khác.

Nhận nhà mới trong dịp đầu năm này ở thị xã Hà Tiên, hoàn cảnh khó khăn nhất có lẽ là gia đình chị Lập Thị Mai ở khu phố 2, phường pháo Đài dù còn nặng lo việc cơm áo, nhưng Tết năm nay mẹ con chị rất vui vì được đón Tết trong căn nhà mới. Tuy nhiên khi nhắc đến chuyện gia đình, giọng chị chùng xuống, chuyện mất mác đau thương và cực khổ ẩn hiện đâu đó chợt ùa về. Cách đây năm năm, chồng chị đột ngột bệnh và qua đời trong một đêm đầy mưa gió. Đứa con út chỉ mới đầy tháng, thiếu sữa còi cọc như con gà ước. trong căn nhà rách nát, một mẹ cùng ba con nhỏ nương tựa vào nhau. “Nhà tôi bị mọt ăn, dột nát. Bốn mẹ con chỉ có một chiếc giường tre. Nhưng đêm mưa không ai ngủ được. Gió luồn vào nhà, mưa dột ngay đầu nằm…”- chị kể. Ấy vậy mà nghị lực của người phụ nữ dân tôc Khmer này quả thật phi thường. Với nghề làm thuê, cộng với sự giúp đỡ của láng giềng chị vẫn nuôi được bọn trẻ. Đứa con gái út như chiếc đèn dầu le lói năm nào giờ đã 5 tuổi. Thị Thảo-đứa con gái lớn 12 tuổi của chị vừa nghỉ học khi em vừa vào được lớp 5 để tiếp mẹ làm kiếm tiền nuôi em. Ngoài căn nhà mới và ba đứa con ra thì dường như tài sản gia đình chị Mai chẳng có gì. Tuy nhiên trong lời nói tôi cảm nhận người phụ nữ này vẫn lạc quan với cuộc sống và tin tưởng vào ngày mai. “Tôi chỉ mong có được sức khỏe tốt không bệnh tật để lao động nuôi các con. Con Thảo cũng đã phụ được tôi kiếm tiền. Hai đứa nhỏ có thể tự trông nhau. Tôi không sợ đói nữa. Chỉ sợ không đủ tiền cho hai đứa nhỏ học tập biết chữ với người ta”.

Đồng chí Dương Văn Hà, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc thị xã Hà Tiên cho biết: Kế hoạch năm 2010, thị xã Hà Tiên sẽ vận động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân khoảng 250 triệu đồng để cất 20 căn nhà tình thương, sửa chữa một số ngôi nhà khác. Bộ đội biên phòng cũng đã có kế hoạch tiếp tục xây dựng 10 căn nhà cho đồng bào nghèo vùng biên giới. Song song đó, thị xã sẽ tiếp tục liên hệ vận động một số nhà hảo tâm, mạnh thường quân chung tay để thị xã hoàn thành kế hoạch xóa nhà xiêu vẹo dột nát vào cuối năm.

Còn, còn rất nhiều gia đình ở Kiên Giang được nhận nhà tình thương trước thềm năm mới 2010. Họ là những người nghèo, gặp hoạn nạn trong cuộc sống nhưng luôn cố gắng vươn lên bằng chính sức lao động với những việc làm chân chính dù rằng con đường vươn lên của họ khá nặng nhọc. Sự giúp sức của Đảng, Nhà nước, xã hội, chính là đòn bẩy để họ chọn thế đứng tìm điểm tựa tiếp tục vượt qua những khắc nghiệt trong cuộc sống. Có thể nói, phong trào xây dựng nhà tình thương, đã góp phần vào việc an cư cho nhiều gia đình chính sách nghèo, những người còn khó khăn về nhà ở ở Kiên Giang-một tỉnh phía cực tây nam của Tổ quốc. Đó không chỉ thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của Đảng và chính quyền các cấp, mà đó còn là tấm lòng của các tổ chức, cá nhân từ thiện, những tấm lòng luôn nghĩ về người nghèo, biết chia sẻ những khó khăn với những mảnh đời còn bất hạnh.

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.