Trang chủ » Kinh tế Việt Nam 2008: Những tình huống xấu nhất đã được đẩy lùi nhưng vẫn ẩn chứa nhiều khó khăn thách thức

Kinh tế Việt Nam 2008: Những tình huống xấu nhất đã được đẩy lùi nhưng vẫn ẩn chứa nhiều khó khăn thách thức

bởi Kien Truc - Kientruc.vn

các con số thống kê kinh tế -xã hội chủ yếu 2008 mà tổng cục thống kê- bộ kế hoạch và đầu tư công bố với báo chí tại hà nội trong ngày cuối cùng của năm- 31/12/2008, đã cho thấy như vậy.

trong năm 2008, nền kinh tế nước ta đã phải đương đầu với những diễn biến phức tạp bởi biến động lên xuống thất thường của giá cả, những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới , những khó khăn nội tại (từ tình trạng lạm phát cao đến suy giảm kinh tế)… đã không ít chuyên gia và tổ chức kinh tế nước ngoài cho rằng: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế việt nam năm 2008 chỉ khoảng 6%, thậm chí là thấp hơn; chỉ số giá tiêu dùng (cpi) có thể tăng tới 27%-29%, thậm chí đến 30% so với năm 2007.

bởi vậy, cho dù, mức tăng của tổng sản phẩm trong nước (gdp) năm 2008 so với năm 2007 được tổng cục thống kế chốt lại trong ngày cuối cùng của năm với con số 6,23%, thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và thấp hơn mục tiêu kế hoạch điều chỉnh (tăng 7%); nhưng theo nhận định chung: trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm, đạt được tốc độ như vậy là tương đối cao và là một thành tựu. thêm vào đó, tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2008 đã giảm 1,3% so với năm 2007.

năm 2008, giá trị sản xuất nông-lâm-nghiệp-thuỷ sản, giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng so với năm 2007. mặc dù gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu nhưng việt nam vẫn có 8 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ usd; trong đó có gạo và cà phê. nhập siêu hàng hoá là 17,5 tỷ usd, bằng 27,8% giá trị xuất khẩu. cpi tuy tăng cao trong quý i và liên tục tăng trong các quý ii, iii và có lúc mức tăng tới 2-3%… nhưng đã giảm nhiệt trong 3 tháng cuối năm với mức giảm từ 0,19% đến 0,68%. và cả năm đã chốt lại ở mức: tăng 22,97% so với năm 2007. như vậy, với việc triển khai đổng bộ 8 nhóm giải pháp của chính phủ, lạm phát đã được kiểm soát, các cân đối vĩ mô ổn định dần: từ thu chi ngân sách đến cân đối vốn cho phát triển và cân đối cán cân thương mại…

đạt được tốc độ tăng trưởng khá, kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát là nhờ sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của đảng, nhà nước, nhờ sự nỗ lực , chủ động khắc phục khó khăn của các bộ ngành, đại phương, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp và sự đồng thuận cao độ của toàn dân . chính vì vậy mà nền kinh tế-xã hội nước ta từng bước vượt qua khó khăn, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

trước tình hình thiên tai xảy ra nghiêm trọng, giá cả vẫn đứng ở mức cao…, ngân sách nhà nước đã kịp thời chi 42,3 nghìn tỷ đồng để trợ giá dầu cho đồng bào dân tộc thiểu số, ngư dân đánh bắt xa bờ..; hỗ trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt; bảo trợ xã hội v.v. với nghị định số 101/2008/ndd-cp của chính phủ về nâng mức lương tối thiểu đối với lao động khu vực nhà nước, người hưu trí, người hưởng trợ cấp xã hội …, thu nhập bình quân mỗi tháng của những lao động này trong năm 2008 đã tăng 28,6% so với năm trước. lao động có việc làm trong năm 2008 cũng tăng 2% so với năm 2007.

tuy nhiên, vẫn còn sự hạn chế yếu kếm của nền kinh tế -xã hội năm 2008. thứ trưởng nguyễn đức hoà – tổng cục trưởng tổng cục thống kê cho rằng:”nếu không có các biện pháp khắc phục có hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến thực hiện kế hoạch năm 2009 và các năm tiếp theo”.

trước hết là tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng tăng chậm lại, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 6,5% so với năm 2007; tình trạng tồn đọng một số sản phẩm do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh. tiếp đó là: kết quả kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. tốc độ tăng giá đã được kiềm chế và đẩy lùi nhưng giá tiêu dùng bình quân năm 2008 là mức tăng cao nhất kể từ năm 1993 đến nay. nhập siêu vẫn ca tăng 24,1% so với năm ngoái. bên cạnh đó, một số vấn đề xã hội bức xúc như: thiếu đói, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục. ông hoà nhấn mạnh: vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội , tuy nhiên công nghệ xử lý và cơ sở xử lý vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu

mặc dù tình huống xấu nhất cho nền kinh tế đã bị đẩy lùi, nhưng các nhà thống kê đều nhìn nhận: nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 sẽ hết sức nặng nề do nền kinh tế thế giới còn ẩn chứa nhiều rủi ro, khó lường và đang xuất hiện một số khó khăn mới. vì thế không gì khác hơn với các ngành, các cấp, các địa phương, doanh nghiệp là sớm chủ động thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 5 nhóm giải pháp trọng tâm của chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. bản thân tổng cục thống kê sẽ nghiên cứu đổi mới và sớm đưa vào áp dụng phương pháp thống kê mới phù hợp với quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh của việt nam cũng như với những diễn biến tình hình thế giới và trong nước nhằm nâng cao tính chính xác và toàn diện trong phân tích đánh giá và dự báo tình hình sản xuất kinh doanh.

nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội năm 2009 được xác định là: tiếp tục đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đẩy mạnh sản xuất , kinh doanh để cạnh tranh thắng lợi; tăng cường hơn nữa công tác dự báo để ứng phó kịp thời với những diễn biến phức tạp của thời tiết, thị trường thế giới, hạn chế tối đa thiệt hại cho nền kinh tế; tận dụng những yếu tố thuận lợi của suy thoái kinh tế như giá nhân công và vật tư thiết bị rẻ để đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội; thực hiện có hiệu quả chủ trương và nguồn lực kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước. năm 2009, công tác an sinh xã hội phải được đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện kịp thời đúng đối tượng, nhất là đối với đề án về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. cùng với việc tiếp tục mở rộng thị trường nước ngoài, các ngành, các cấp và doanh nghiệp sẽ củng cố hệ thống phân phối khắc phục các điểm yếu để đối phó với việc mở cửa dịch vụ phân phối bắt đầu từ 1/1/2009….

những kết quả đạt được cũng như những gì còn hạn chế trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 chính là những kinh nghiệm tích lũy, là bài học quý giá để chúng ta tiếp tục vượt qua thách thức, rủi ro khó lường của năm 2009./.

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.