Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII: Có cần thiết phải ban hành Luật lý lịch tư pháp?

sáng 10/11, quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo luật lý lịch tư pháp (lltp). nhiều ý kiến được đưa ra trong buổi thảo luận lần này vẫn còn băn khoăn về tính khả thi của dự thảo luật, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi có hay không về sự cần thiết ban hành luật này vào thời điểm hiện nay.
 
có cần thiết phải ban hành luật lltp?
 
đa số ý kiến đã thẳng thắn đề nghị chính phủ, quốc hội không nên ban hành luật này vào thời điểm hiện nay. đại biểu nguyễn đăng trừng (tp. hồ chí minh) cho rằng, chỉ đề cập riêng đến phạm vi quản lý của dự thảo luật cũng đã thấy không phù hợp với thực tế chứ chưa nói đến các điều, khoản cụ thể trong dự thảo luật. phạm vi quản lý lltp chỉ giới hạn trong án tích, chủ yếu phục vụ cho người dân, chứ không phải phục vụ cho công tác điều tra xét xử. hơn nữa, dự thảo luật còn đưa ra việc cần thiết thành lập một trung tâm quản lý lltp cũng không phù hợp với các đạo luật khác. bởi, đây là việc làm của toà án và họ có đủ thẩm quyền để cấp giấy lltp. để đảm bảo tính khả thi của luật, đề nghị chưa cần thiết phải thông qua luật này. theo đại biểu hồ trọng vũ (ninh thuận): tờ trình của chính phủ chưa đủ tầm như đúng tên gọi của dự thảo là “luật lltp” mà nên thu gọn lại là “ luật lý lịch án tích”. việc ban hành luật cùng với việc thành lập trung tâm lltp mới sẽ cồng kềnh, gây tốn kém. đại biểu trần đình nhã (bà rịa vũng tàu) thẳng thắn đề nghị: quốc hội có thể cho biểu quyết ngay việc cần thiết hay không cần thiết ban hành luật này. “quốc hội không nên tập trung qúa nhiều thời gian để bàn về “lý lịch đen” của công dân. công dân có tiền án, tiền sự hay chưa? và thông tin ai cần?… việc này thật sự cần thiết khi công dân tham gia bầu cử, hợp đồng lao động nước ngoài… ”- đại biểu nhã bức xúc nói.
 
một số đại biểu khác cho rằng, chúng ta có xu hướng cứ ra một luật là lại “đẻ” thêm một hệ thống cơ quan quản lý mới, như luật lltp nếu ban hành thì lại thành lập thêm trung tâm quản lý. hơn nữa, một vấn đề đơn giản là xác định một người có án tích hay không cũng không nhất thiết phải ban hành luật. đại biểu trần thị hoa (lạng sơn) cho rằng, khi một đạo luật được ban hành phải đảm bảo các tiêu chí về: tính khả thi, không bị xáo chộn lớn, tiết kiệm và không tốn kém. về sự cần thiết phải ban hành luật, quốc hội, chính phủ phải tính toán thêm, chưa ban hành luật vào thời điểm này. để luật đi vào thực tiễn đời sống, đề nghị chính phủ quy định nghị định trước rồi mới ban hành luật thì mới có khả thi. đại biểu võ văn đủ (đắk nông) cũng chỉ ra một số “hạt sạn” của dự thảo như quy định chánh văn phòng tòa án xét xử sơ thẩm có trách nhiệm gửi trích lục bản án cho trung tâm lltp trong khi tòa cấp huyện không có chức danh chánh văn phòng…
 
không nên giao cho trung tâm lltp xóa “án tích đương nhiên”
 
vấn đề xóa án tích đương nhiên cũng được nhiều đại biểu cho ý kiến. theo đại biểu ngô thị nam (đồng tháp): vấn đề giao thêm cho trung tâm lltp thực hiện việc xóa án tích đương nhiên là không đúng với bộ luật tố tụng hình sự. “việc đương nhiên xóa án tích chỉ toà án mới có thẩm quyền, luật lại quy định giao trung tâm lltp thì sẽ có hai cơ quan được xóa án tích sẽ dẫn đến trùng lặp, gây chồng chéo”. đại biểu phạm văn hà (nghệ an) cho rằng, nếu giao cho trung tâm lltp xóa án tích đương nhiên thì có hai cơ quan được phép làm việc này là tòa án và trung tâm lltp. trong trường hợp này, giấy của tòa án có giá trị hơn hay trung tâm lltp có giá trị hơn? nhiều đại biểu khác cũng phản đối việc giao ubnd xã xem xét, miễn giảm án với người thi hành án. theo một số đại biểu chỉ người ra bản án toà án mới có quyền xem xét việc miễn, giảm án; đồng thời việc giao cho trung tâm lý lịch tư pháp xóa “án tích đương nhiên” là không được. trung tâm này về sau là cơ quan sự nghiệp có thu, lai có chức năng xóa án tích (việc của tòa án) là sai nguyên tắc, nguyên lý.
 
về việc lập hệ thống cơ sở dữ liệu lltp mới, theo đại biểu vũ thị mẩy (hà giang): hiện công an là cơ quan đã có hệ thống cơ sở dữ liệu rất hoàn chỉnh, làm từ năm 1955 đến nay. nếu chỉ có án tích thì cơ quan công an có thể làm được việc này. việc thành lập trung tâm để dân sự hóa việc cấp phiếu lltp là không cần, bởi vậy cũng không cần thiết thực hiện thành lập thêm một bộ máy khác. cũng theo đại biểu ngô đức mạnh (bình phước) cho rằng, hiện nước ta đang tiến hành cải cách tư pháp và cải cách hành chính theo hướng tinh gọn. bộ công an đã có dữ liệu đầy đủ và thực hiện tốt cho công tác phòng chống tội phạm nên giờ không nên lập một hệ thống cơ sở dữ liệu khác, mà cần có điều khoản quy định chuyển tiếp từ công an sang tư pháp. bên cạnh đó một số ý kiến không đồng tình với dự thảo luật trong việc tổ chức mô hình cơ quan quản lý lltp theo hai cấp là trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và trung tâm lý lịch tư pháp cấp tỉnh, vì như vậy sẽ tạo thêm hệ thống cơ quan nhà nước không phù hợp với chủ trương tinh giản bộ máy nhà nước đang triển khai, theo đó các ý kiến này đề nghị giao cho cơ quan công an thực hiện việc quản lý và cấp lý lịch tư pháp, vì hiện nay cơ quan công an đang quản lý hệ thống tàng thư căn cước can phạm.
 
thảo luận về dự thảo luật lltp, nhiều đại biểu còn đóng góp ý kiến xung quanh những vấn đề về: phạm vi quản lý lltp; mô hình tổ chức của trung tâm lltp; việc thu lệ phí cấp phiếu lltp…/.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *