2
“học tập bác, hưởng ứng lời kêu gọi thi đua ái quốc của bác hồ cách đây 60 năm là phải bằng những việc làm thiết thực, cụ thể chứ không phải là những lời kêu gọi chung chung, những lời hứa suông“- đó là suy nghĩ và cũng là phương châm hành động của bác vũ văn thái ở phòng 201, nhà b6 khu tập thể trại găng, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, hà nội. không những thế, bác còn biết biến suy nghĩ của mình thành hành động của cả gia đình.
gia đình bác thái học tập, làm theo lời kêu gọi của hồ chủ tịch bằng việc thực hành tiết kiệm. gia đình bác có 9 thành viên gồm vợ chồng bác, 2 con trai, 2 con dâu và 3 cháu nội nhưng vẫn ăn chung, ở chung trong một căn hộ. điều quan trọng là đại gia đình của bác thống nhất một số quy định trong sinh hoạt để thực hành tiết kiệm bằng những việc làm cụ thể.
theo bác thái, điều đầu tiên có thể tiết kiệm và nên tiết kiệm là trong việc sử dụng các thiết bị điện. bác quán triệt với tất cả thành viên trong gia đình khi xem ti vi, cả nhà tập trung tại phòng khách cùng xem chung và chỉ để 1 bóng đèn ống 60 cm cho đỡ hại mắt để tiết kiệm điện; mọi người ra khỏi phòng là tắt điện. khi sử dụng bình nóng lạnh chỉ bật trước 15 phút, trẻ nhỏ tắm trước, người lớn tắm sau và tắt điện khi còn 1-2 người tắm cuối cùng “để dùng hết nước nóng trong bình, nếu không để lại nó cũng nguội dần đi rất lãng phí”. rồi đèn nhà vệ sinh bác chỉ dùng loại bóng công suất nhỏ 18w.
bác thái kể: “trước đây, bữa trưa, bà nhà tôi cứ khoảng chín giờ là cắm điện nấu cơm nhưng có khi đến mười một mười hai giờ mới ăn, cơm để lâu vừa mất ngon lại vừa tốn điện. tôi bàn với bà nhà tôi chỉ nấu nồi cơm trước khi ăn khoảng 45 phút, vừa tiết kiệm điện mà khi ăn cơm chín tới, thơm dẻo”. nhà bác thái dùng điện theo nguyên tắc, nơi nào, khi nào cần sử dụng mới sử dụng. điều hết sức đơn giản ấy đã tiết kiệm cho gia đình bác hơn 25% tiền điện mỗi tháng. trước đây, hằng tháng gia đình bác thường phải trả khoảng 650.000-850.000 đồng; sau khi thực hiện tiết kiệm chỉ còn khoảng 400.000-520.000ba.
chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày, bác cũng dạy các con phải biết tiết kiệm. bác kể: “chúng tôi thường dặn dò các con chỉ mua sắm khi thật cần thiết. áo sơ mi dài tay sau khi các cháu mặc mùa đông đến mùa hè bà nhà tôi lại cắt sửa thành áo cộc tay để mọi người mặc ở nhà. chả là bà ấy cũng biết may mặc và nhà tôi mua một chiếc máy khâu để ở nhà. tuy nhiên, các cháu đến trường chúng tôi vẫn sắm đồng phục tươm tất theo quy định của nhà trường. thường đến gần tết chúng tôi mới may sắm, như vậy vừa có quần áo mới mặc tết, vừa không bị lỗi mốt”.
trong việc sử dụng nước sạch, gia đình bác thái cũng thực hiện tiết kiệm một cách hết sức đơn giản mà hiệu quả. bác nói: “mọi gia đình khi giặt quần áo đều đổ nước thải xuống cống. nhà tôi thì khác, vợ chồng tôi bảo các cháu chỉ đổ nước vò quần áo chăn màn đầu tiên có xà phòng còn các lần vò sau không còn bọt xà phòng thì trút vào xô chậu dùng để dội bồn vệ sinh, không lãng phí nước sạch”. cũng bằng việc làm nhỏ nhưng thiết thực ấy, hằng tháng gia đình bác đã tiết kiệm được khoảng 1/3 tiền nước. “trước đây, gia đình tôi phải thanh toán từ 40-45 m3 mỗi tháng thì đến nay chỉ còn 28 – 32 m3”, bác thái cho biết.
ai cũng biết hiệu quả của những việc làm trên, nó không những trực tiếp tiết kiệm chi tiêu cho gia đình mà còn góp phần tiết kiệm tiêu dùng xã hội và đặc biệt là góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện và nước sạch ở thành phố hiện nay. những điều ấy thì ai, gia đình nào cũng có thể làm được, tuy nhiên bác thái cũng cho biết: “nhưng làm được việc này quả không dễ dàng gì. ban đầu chúng tôi phải luôn luôn nhắc nhở các con, các cháu. sau một thời gian thành thói quen, đến nay hai cháu nội tôi mới 8 tuổi cũng đã ý thức được việc này. sáng sáng các cháu rửa mặt xong đều có thói quen đổ nước đã rửa vào xô, thùng”.
những việc làm thực hành tiết kiệm của gia đình bác thái không hề khó, ai cũng có thể làm được, thực hiện được mà lại có ý nghĩa thiết thực, vừa ích nước, vừa lợi nhà. mong rằng ai cũng có thói quen như những thành viên trong gia đình bác thái để câu nói “tiết kiệm là quốc sách” không chỉ là khẩu hiệu./.
|