Thời gian gần đây, do tác động của tình hình suy giảm kinh tế và sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, một số sản phẩm thủ công truyền thống không đủ sức cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp nên thị trường dần bị thu hẹp. Một số DN nông thôn, làng nghề trụ vững được trước sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường lại lao đao vì giá cả leo thang, thiếu nhân công, thiếu điện… và thiếu vốn.
trước đây, một số làng nghề mây tre đan truyền thống khôi phục trở lại do các DN nông thôn có được thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, do DN nông thôn tiềm lực kinh tế yếu, phần lớn xuất khẩu phụ thuộc, không có được đơn hàng nên dần thu hẹp sản xuất; hoạt động sản xuất của làng nghề cũng vì thế trầm lắng dần theo DN. Cty TNHH Ánh Hồng (Khoái Châu, Hưng Yên) những năm trước được coi là điểm sáng của khối DN nông thôn với việc sản xuất, xuất khẩu sản phẩm mây tre đan, sản phẩm thủ công đan từ bèo tây, mỗi năm Cty này có hàng trăm container hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang các nước EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm. Nhưng hiện nay các đơn hàng mây tre đan xuất khẩu của Cty hầu như không có, hoạt động sản xuất chủ yếu tập trung vào sản phẩm hương đen xuất khẩu sang Ấn Độ. Để duy trì sản xuất, Cty bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang gia công các sản phẩm may mặc xuất khẩu. Một số DN, làng nghề khác thậm chí còn tạm ngừng sản xuất vì bế tắc đầu ra như làng nghề thêu tranh (phù Cừ, Hưng Yên), làng nghề làm nón (Ân Thi, Hưng Yên)… Một số DN nông thôn duy trì được đơn hàng thì gặp phải hàng loạt những khó khăn khác như thiếu vốn, điện, nhân công… Khi chúng tôi về Cty Cp Sản xuất – XNK mây tre Hưng Yên (Khoái Châu) trong giai đoạn sản xuất cao điểm, chuẩn bị đóng hàng xuất khẩu nhưng nhà xưởng im lìm, chỉ có 4 – 5 công nhân phơi phóng, chỉnh sửa hàng hóa. Mất điện nên Cty phải dùng máy phát điện để sấy hàng. Ông phan Đình Đua – Giám đốc Cty gượng cười: “Hiện Cty vẫn có nhiều đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, Đức, Nhật Bản… nhưng cứ cái đà mất điện thế này sẽ là trở ngại lớn trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng, giữ vững thương hiệu, uy tín của DN với đối tác nước ngoài”. Còn các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), kinh tế hộ gia đình cá thể, đóng vai trò quan trọng. trong đó có 85 làng nghề tập trung, thu hút khoảng 45 nghìn lao động. Hoạt động sản xuất TTCN trong những năm qua vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định cả về số lượng cơ sở lẫn giá trị sản xuất. Nếu như năm 2005, Hưng Yên có gần 16.400 cơ sở sản xuất cá thể thì đến năm 2009 là 20.250 cơ sở, giá trị sản xuất TTCN năm 2005 là 610 tỷ đồng thì năm 2009 đạt mức 1.320 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc gia tăng về số lượng, doanh thu của ngành nghề thủ công này là sự gia tăng do nhu cầu phát triển kinh tế hộ ở các địa phương, còn ở các làng nghề tập trung thì số lượng cơ sở sản xuất đang dần co cụm lại do thiếu vốn, không chủ động được thị trường. Một số cơ sở tự chuyển dịch ngành nghề hoặc làm “vệ tinh” gia công sản phẩm cho các cơ sở lớn. Điển hình như làng nghề đúc đồng Lộng Thượng (Văn Lâm) những năm trước có hàng trăm hộ làm nghề nhưng nay chỉ còn khoảng 50 – 60 hộ; làng nghề tái chế chì Đông Mai (Văn Lâm) nay cũng chỉ còn vài chục hộ làm nghề… Về vấn đề này, ông Vũ Đức Sơn – phó giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên cho biết: Sở đang phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá lại hoạt động sản xuất TTCN, DN nông thôn trên địa bàn, qua đó tham mưu với cấp có thẩm quyền có giải pháp hỗ trợ phù hợp, trong đó đặc biệt chú trọng đến phương thức quản lý, năng lực điều hành; quy trình, công nghệ sản xuất; tay nghề của người lao động, vốn và thị trường… Qua đó đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động khuyến công, hỗ trợ các làng nghề, ngành nghề TTCN và DN nông thôn phát triển bền vững. |
Lao đao nghề truyền thống
37
Bài trước