những tâm nguyện rất thực từ cuộc sống của những người dân sống ở các chung cư ven biển tp đà nẵng là lạy trời đừng mưa bão. bởi vì, cuộc sống vốn khốn khó, cộng thêm những khó khăn trong chung cư nhếch nhác đã khiến người dân nơi đây chẳng thể yên lòng trong mùa mưa bão này.
xuống cấp, nhếch nhác bên con đường biển xinh đẹp – đường nguyễn tất thành ở tp đà nẵng, người ta dễ dàng nhận ra bên cạnh những khu nghỉ dưỡng, những nhà hàng khách sạn hiện đại, đẹp đẽ là những chung cư nhếch nhác, loang lổ. nhìn từ bên ngoài, các chung cư thanh khê đông, thanh khê tây… chỉ thấy sự bừa bộn của các đống rác, sự giăng mắc chằng chịt của hàng loạt loại dây thép, lưới b40, dây điện, quần áo, chăn màn, chài lưới, bạt rách… phấp phới khắp nơi. chúng tôi đến chung cư thanh khê tây trong một ngày mưa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt là những vũng nước ngay hiên tầng trệt. ở tầng hai nhiều lan can đã đổ, nhiều chỗ cứ trống hoác phơi ra cùng mưa gió. tường chung cư với nhiều vết nứt đút lọt ngón tay, kéo dài cả gần chục mét, nước mưa thấm qua tường chảy tràn xuống nền thành dòng. anh ngô công mai (người sống ở chung cư) dẫn chúng tôi đi xem những hộ ở tầng 3, ở đó nước mưa thấm qua tường, qua trần nhà theo những vết nứt đổ xuống nền nhà; ở hộ ông nguyễn văn tuấn (phòng a310) tất cả những chậu, thau, xô đều được trưng dụng để hứng nước dột. chủ nhà cho chúng tôi biết, có đến 90% số phòng ở tầng 3 đều chịu cảnh tương tự. ở chung cư thanh khê đông, khi chúng tôi đến thì nước dâng lên từ cống thoát nước đã kịp tràn vào nhiều hộ ở tầng trệt. ở nhiều phòng nước cống hôi thối đã làm ngập cả nền nhà, như ở phòng p108. chị chủ nhà vừa tát nước ra vừa than thở: “cứ trời mưa là nước cống tràn vào, hôi lắm. người ta làm cống cạn lắm, nhiều chỗ lại tắc, bị lấp, trời mưa to là nước cống lại trần vô nhà”. chung cư vốn đã xuống cấp, cộng thêm ý thức người dân không tốt, rác xả bừa bãi đã khiến các chung cư này ngày càng trở nên tồi tệ.
nỗi niềm người ở chung cư hầu hết các hộ sống ở các chung cư trên là thuộc diện hộ nghèo. họ đến từ các khu giải toả mặt bằng ở các quận hải châu, thanh khê, liên chiểu… ông đặng trung – tổ trưởng chung cư thanh khê đông – cho biết: nếu xét theo chuẩn hộ nghèo thì gần như 100% các hộ đều đạt chuẩn. nhà nước đã cấp sổ hộ nghèo cho một số lượng lớn gia đình ở đây và triển khai cho nhiều hộ vay tiền làm ăn, nhưng số tiền và số hộ được vay còn quá ít ỏi so với nhu cầu của người dân. một vấn đề đang làm nhiều người dân lo lắng là phải đóng một số tiền không nhỏ để có được hợp đồng ở lâu dài trong chung cư. anh ngô công mai kể: khi vào ở đây mỗi tháng các hộ đóng khoảng từ 100 – 110 ngàn đồng cho nhà nước, có nhiều hộ thuộc diện thuê hoặc mua lại chung cư từ những người đến ở trước đó. hiện tại bql khu chung cư yêu cầu các hộ nộp số tiền từ năm 2002 đến bây giờ. số tiền đó khoảng 6 triệu đồng, những hộ chưa đóng tiền trước đây thì khoảng 30 triệu, đó là một số tiền rất lớn mà nhiều hộ nghèo chưa đóng được và khó có thể đóng được đầy đủ”. không có tiền đóng, các hộ phải đối mặt với tình trạng chưa có hợp đồng thuê nhà. kéo theo là việc không có điện nước để sử dụng. mùa bão đã cận kề, người dân ở các chung cư xuống cấp này cũng nơm nớp lo âu. chị hà thị lan ở chung cư thanh khê tây cho biết: “năm bão sang-xen (2006) nước biển dâng lên làm ngập chung cư, bà con phải chạy hết. bây giờ nghe có bão vào là người dân tìm đường chạy trước, ai có người quen thì xin ở nhờ, ai không có thì tập trung lên trường đh tdtt, trường cđ thương mại gần đó mà ở “. chị nguyễn thị thảo ở khu b chung cư thanh khê tây nói như cầu nguyện: “lạy trời đừng có bão nữa, lỡ chung cư này sập thì chúng tôi biết ở đâu”. sống trong những chung cư xuống cấp nghiêm trọng cộng với cảnh khốn khó, nghèo túng, đôi vai của người dân ở đây càng trĩu nặng hơn bởi sự nhọc nhằn, âu lo vây quanh họ. |