|
Chỉ cần dạo qua các tuyến phố Hà Nội, nhất là vào giờ cao điểm khi lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông đông một lượt, ta không khó để bắt gặp hình ảnh chủ điều khiển phương tiện (ô tô, xe máy) bấm còi inh ỏi gây mất ATGT cho người đi đường.
Đáng chú ý, để tạo ra cái “uy” trên đường phố, chủ các phương tiện này thay vì sử dụng còi chính thống (loại còi được nhà sản xuất chế tác cùng với xe) đã “sắm” thêm cho phương tiện của mình các loại còi hơi, còi ngân, còi xe ưu tiên… có âm lượng tăng gấp bội. Và sẽ không có gì đáng nói, nếu sự “chơi ngông” này không tiềm ẩn những nguy hại khôn lường…
Nạn loạn còi, sử dụng còi có âm lượng lớn của một số chủ phương tiện (xe máy, ôtô) hiện nay còn là một trong những nhân tố gây nên tình trạng ô nhiễm âm thanh. Có điều này là bởi, theo Cục Đăng kiểm, quy định âm lượng còi xe của các phương tiện khi tham gia giao thông (ngoại trừ các tuyến phố, giờ cấm bấm còi) dao động từ 90-115 dB. Trong khi, trên đường phố Hà Nội hiện có không ít các phương tiện sử dụng hệ thống còi hơi, còi ngân, còi ụ… có âm lượng đạt tới ngưỡng 120 – 250 dB (loại còi này chủ yếu được nhập từ nước ngoài) gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mà ở đây chính là cơ quan thính giác của người dân.
Đề nghị các cơ quan hữu quan có thẩm quyền cần có biện pháp giải quyết triệt để
Theo CAND